• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

Đừng để hạn sử dụng đánh đố bạn

28/01/2016 09:38 GMT+7

Lâu nay, thuật ngữ về hạn sử dụng sản phẩm không đồng nhất đã gây nhiều hiểu lầm. Nhiều người tiêu dùng đã bỏ đi những sản phẩm vẫn còn sử dụng được hoặc sử dụng sản phẩm đã hết hạn mà vẫn không hay gì.

Bài: Trần Lệ Thủy

Cố vấn chuyên môn DS Phan Văn Út

 

Hiện nay, có ba thuật ngữ phổ biến để khuyến nghị thời gian sử dụng / bán trên bao bì sẩn phẩm, (use by, best by, expiration date). Thực tế nhiều cách ghi hạn sử dụng của nhà sản xuất khiến người mua không phân biệt được. Dịp Tết cũng là lúc các thương hiệu thực phẩm... đưa ra các chương trình khuyến mãi “kích thích” người mua nhằm đẩy mạnh các mặt hàng còn tồn đọng. Người tiêu dùng cần phân biệt ba thuật ngữ để biết và sử dụng sản phẩm trong thời hạn này. 

 

6

 

Bán trước ngày hạn bán 

Ngày nay, hầu như mọi loại thực phẩm đều được đóng dấu ngày tháng sử dụng trên bao bì, từ sữa cho đến thịt, salad cho đến ngũ cốc. Có doanh nghiệp đóng dấu “sử dụng trước” (use by), “tốt nhất trước” (best by), có công ty lại ghi “bán trước ngày” (sell by), trong khi một số hãng lại chỉ đề ngày tháng. Ví dụ, với “use by” và “best buy”, nhà sản xuất đảm bảo sản phẩm của họ sẽ chỉ tươi ngon nhất trước thời gian đó. Ngày này chỉ dành cho nhà sản xuất và bán lẻ, không dành cho người tiêu dùng. Đây là một công cụ marketting do các nhà sản xuất đưa ra để đảm bảo doanh thu của sản phẩm trong cửa hàng, vì thế sản phẩm vẫn có thể dùng được rất lâu sau khi dùng mua chúng. Tuy vậy, người tiêu dùng lại nhầm lẫn ngày đó mang ý nghĩa tư vấn về việc mua sản phẩm. 

 

Được sử dụng trước ngày, ngày hết hạn sử dụng

Đây là qui định rõ nhất về tính an toàn của thực phẩm. Nếu tiêu thụ thực phẩm đã quá một ngày “sử dụng trước ngày” thì người tiêu dùng có thể đang mạo hiểm với sức khỏe của mình. Qui định “sử dụng trước ngày” (used by) tương đồng với “ngày hết hạn sử dụng” - ( expiration date).

 

7

 

“Hạn dùng” và “dùng tốt nhất” 

Những ngày hạn dùng (use bay)/dùng tốt nhất (best by)dành cho người tiêu dùng nhưng lại có nghĩa là ngày mà nhà sản xuất thông báo sản phẩm có độ tươi ngon nhất. Nó không mang hàm ý là ngày thực phẩm sẽ hư hỏng, cũng không phải để ám chỉ rằng thực phẩm không còn an toàn để ăn nữa.

Theo một báo cáo của Hội đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và Khoa chính sách, Luật thực phẩm của Trường ĐH Harvard Mỹ, người Mỹ thường vội vàng vứt bỏ thức ăn, phần lớn do chưa hiểu rõ về ý nghĩa thực sự của ngày hết hạn. Nhiều người tiêu dùng nhầm lẫn khi tin rằng ngày hết hạn cho biết độ an toàn của thực phẩm, trong khi những thông số này không liên quan đến rủi ro thực phẩm bị nhiễm độc hay các loại bệnh truyền qua thực phẩm. Ở Anh, con số này ước khoảng 7 triệu tấn thức ăn và đồ uống mỗi năm. Việc vứt bỏ số thực phẩm này tạo ra 17 triệu tấn CO2, tương đương với lượng khí thải của 4 triệu ô tô. Thực phẩm bị lãng phí không chỉ có hại cho môi trường mà còn khiến người tiêu dùng tốn tiền một cách không cần thiết. Ngành thực phẩm Anh mỗi năm mất khoảng 5 tỷ bảng do thực phẩm bị vứt bỏ. Thực tế, hạn sử dụng chỉ để đảm bảo nhà sản xuất không bị liên đới trách nhiệm nếu người dùng sử dụng hàng hết hạn. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để biết rõ thực phẩm có an toàn để tiêu thụ. Theo các chuyên gia, kinh nghiệm chung là: thực phẩm càng được tinh chế và xử lý nhiều càng có thể giữ được lâu hơn so với ngày hết hạn. 

Các sản phẩm đóng lon: đa số các loại thực phẩm đóng lon có hạn sử dụng là 1 - 4 năm. Nếu bảo quản loại thực phẩm này ở nơi tối, mát mẻ, đồng thời lon thực phẩm không bị móp thì thời gian gia tăng hạn sử dụng một cách an toàn là 3 - 6 năm.

 

4

 

Thực phẩm đông lạnh: các loại thực phẩm này cũng giống như các sản phẩm đóng lon, có thể gia tăng hạn sử dụng (ngoại trừ thịt).

Trứng: vẫn sử dụng được trong vòng 3 tuần sau ngày hạn dùng in trên hộp đóng gói. Để kiểm tra, hãy thả quả trứng vào ly nước. Khi trứng hỏng, nó sẽ nổi. Bạn chỉ sử dụng nếu trứng chìm.

Nui (Pasta): nui là sản phẩm khô và khó bị hư. Chính vì vậy, nếu chưa có mùi hôi thì bạn vẫn có thể giữ chúng lâu hơn hạn sử dụng. 

Sữa chua: sữa chua có thể ăn sau hạn sử dụng tới 2 tháng. Khi chế biến, sữa chua đã trải qua quá trình lên men lactic, giúp kéo dài hạn dùng. Hãy bỏ sữa chua nếu phát hiện vết nấm mốc, còn nếu chúng trông vẫn sạch, và có vẻ mới, vị ngon, bạn vẫn có thể tiếp tục ăn.

Bánh mì: có thể giữ bánh mì lâu hơn hạn sử dụng nếu bảo quản trong tủ lạnh, tủ đông đá. Khi chưa thấy bánh mì có dấu hiệu mốc meo, bạn có thể ăn chúng.

Pa – tê và xúc xích: các chuyên gia dinh dưỡng khuyên không nên mạo hiểm sử dụng thịt đã qua chế biến hơn sau 24h kể từ hạn dùng in trên bao bì. Vì có thể chúng đã tiếp xúc với các vi khuẩn như E.colo, campylobacter hay một số vi trùng khác. Hãy bỏ chúng đi nếu thịt trông khô hay nhuốm màu như nấm. Nếu xúc xích, bánh kẹp thịt dính nhớt hoặc có màu tối, tuyệt đối không sử dụng. 

Kem: Ngay cả nếu được bảo quản trong tủ đông, kem vẫn có thời hạn sử dụng ngắn đến đáng kinh ngạc. Điều này là vì kem chứa hàm lượng chất béo cao. Nó sẽ mất hương vị tươi mới trong vòng 3 tháng. Nếu kem chuyển màu sẫm, có vị chua hoặc giống sữa chua hay pho mát kem, đã đến lúc bạn vứt bỏ nó.

Mứt, tương ớt: Những thứ như mứt hay tương ớt có thể để lâu hơn rất nhiều lần hạn ghi trên bao bì. Khi lấy mứt bạn bạn nên dùng một chiếc thìa sạch thay vì dùng dao trực tiếp để lấy mứt vì nó sẽ tạo điều kiện để nấm mốc phát triển nhanh hơn. Cất giữ trong tủ lạnh cũng giúp bảo quản nó lâu hơn. Tuy nhiên, nếu nó đổi màu hay vỏ hộp bị thủng thì nên vứt ngay lập tức.

Nước mắm: Ngay cả ở Mỹ, nước mắm cũng không chịu một yêu cầu pháp lý nào về hạn sử dụng, nhưng hầu hết các nhà sản xuất đều đưa ngày hết hạn trên nhãn để người tiêu dùng tin tưởng nhà sản xuất, thường là 3 - 4 năm. Còn theo sổ tay tiêu dùng thực phẩm lên men của Hiệp Hội Hợp tác khoa học Châu Á thì là 5 năm.

 

3

 

Nhưng như vậy không có nghĩa là nước mắm sẽ luôn tốt trước ngày hết hạn. Nó có thể giảm chất lượng sau một thời gian dài do phản ứng hóa học, kết quả là thay đổi màu sắc hoặc nhạt hương vị. Đôi khi nấm mốc hoặc nấm men có thể phát triển trên bề mặt bên trong chai hoặc miệng chai, nơi có nhiều độ ẩm và ít muối (vì vậy không phải lượng muối trong thành phần nước mắm ít là tốt). Sự phát triển này thường vô hại nhưng với bất kỳ thực phẩm nào khi chúng có vẻ kỳ lạ, mùi thì nên bỏ đi. Nước mắm chỉ thực sự tốt khi có màu nâu đỏ và không lẫn tạp chất. Khi đã kết hợp nước mắm với thực phẩm khác thì hạn sử dụng của nước mắm phải theo hạn sử dụng của loại thực phẩm đó mặc dù hạn dùng của nước mắm chắc chắn là lâu hơn. 

Nhiều người thường bỏ qua bước đọc hướng dẫn sử dụng bởi họ chủ quan rằng cách dùng của mình là đúng, đến khi mắc các bệnh về đường tiêu hóa do ăn phải thực phẩm biến chất họ vẫn không nhận thức được mình đã làm sai ở bước nào. Vì vậy, đừng bỏ qua các bước nhà sản xuất đã dày công ghi lên bao bì. Ví dụ phải bảo quản lạnh, tránh ánh nắng mắt trời, bảo quản nơi khô ráo thoáng mát trong các loại thực phẩm. 

 

Top
Top