• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Kỹ năng sống

Dạy con tiếng Anh theo cách mẹ Phan Hồ Điệp

26/04/2017 02:45 GMT+7

Học tiếng Anh là mối quan tâm hàng đầu của các phụ huynh hiện nay. Có rất nhiều những lời khuyên về thời điểm bắt đầu, phương pháp, giáo trình… mà các chuyên gia tiếng Anh đã đưa ra. Ở bài viết này, mời bạn đọc nghe chia sẻ từ chị Phan Hồ Điệp – mẹ của thần đồng Đỗ Nhật Nam.

Bài: Thuỳ Dung  (Ghi) - Ảnh: ST

 

Khi nào thì bắt đầu?

Theo chị Phan Hồ Điệp, không có thời điểm nào cố định để bắt đầu cho một trẻ học tiếng Anh bởi mỗi trẻ có tiến trình phát triển riêng cũng như dựa vào hoàn cảnh gia đình để cha mẹ lựa chọn thời điểm. Với Nhật Nam, chị Điệp cho con làm quen với tiếng Anh khi con đã yêu tiếng Việt. Chị chia sẻ “Tiếng mẹ đẻ rất cần và quan trọng. Một người thiếu, yếu tiếng mẹ đẻ thường dễ “xa” truyền thống, văn hóa và dân tộc mình. Đó là lý do tôi nghĩ rằng cha mẹ nên cho con yêu tiếng Việt trước rồi mới chuyển sang tiếng Anh”.Khi Nam còn nằm trong bụng mẹ, chị Điệp thai giáo cho con bằng ngôn ngữ, mát xa trị liệu và âm nhạc. Con ra đời, chị theo đuổi triết lý giáo dục sớm Montessori với ao ước con sẽ là một bạn nhỏ tự lập. Thời điểm đó, các bộ học cụ Montessori được xem là những học cụ rất xa xỉ. Vì thế, anh chị đã tự chế tạo các bộ học cụ và bố trí không gian trong nhà thành những góc học – chơi – biểu diễn cho con trai. Nhà chị có “công viên cát”, “sân khấu” với bục đỏ và rèm nhung, “góc họa sĩ”…

 

do-nhat-nam-muon-xoa-vinh-quang-de-lam-lai-tu-dau-6

 

Xác định lộ trình học tiếng Anh

Vì cuộc sống bận rộn, nhịp sống hối hả hiện nay nên cha mẹ nên chú trọng đến “thời gian chất lượng” bên con hơn là ở bên con nhiều giờ nhưng không tương tác với trẻ. Trong giai đoạn Nhật Nam từ 0 - 5 tuổi, chị Điệp tập trung phát triển ngôn ngữ cho con. Chị luôn trò chuyện ngẫu hứng và trò chuyện có chủ đích với con. Con lớn lên một chút, chị rèn cho con khả năng diễn thuyết, thuyết trình từ chính “sân khấu” gia đình. Chỉ một cái bục nhỏ bằng gỗ kê cao, con trai đã có thể hát, đọc thơ, thuyết trình (theo các chủ đề đơn giản như món ăn yêu thích, bộ quần áo yêu thích…) mỗi tuần một lần. Những thí nghiệm đơn giản của mẹ đã đem lại sự hứng thú, tò mò, ham thích khám phá thế giới xung quanh cho Nhật Nam từ lúc bé xíu. Bên cạnh đó, đọc sách là một hoạt động không thể thiếu - mẹ đọc con nghe khi con chưa biết đọc và ngược lại. Cách học tiếng Việt này được lặp lại khi Nhật Nam học tiếng Anh. Nam đến lớp tiếng Anh ở gần nhà khi 5 tuổi vì muốn được học cùng một bạn học. Con vào lớp, mẹ đứng “rình” ngoài cửa để học theo cách của cô giáo. Sau đó về nhà mẹ dạy con yêu tiếng Anh. Biết Nam thích ăn uống, chị Điệp chuyển giờ học tiếng Anh từ bàn học vào bếp để “nhờ” Nam tìm các nguyên liệu. Chị lại nhờ con lên mạng Internet để tìm và nghe clip chế biến món ăn rồi nói lại cho mẹ nghe; mẹ làm ra món gì, hai mẹ con ăn món ấy. Chính từ những hoạt động này mà Nam bắt đầu yêu thích tiếng Anh. “Tiếng Anh chỉ gắn bó lâu dài khi trẻ thực sự yêu thích và say mê”, chị Điệp chia sẻ. Khi đã rất thích tiếng Anh rồi, Nhật Nam rút về tự học ở nhà. Vì Nam rất say mê tìm hiểu vấn đề liên quan đến khoa học mà sách tiếng Việt thì không đủ nên bố mẹ gợi ý Nam lên mạng tìm kiếm thêm clip, sách tiếng Anh. Chị Điệp cho rằng khi trẻ thích tiếng Anh và có nhu cầu tìm hiểu thì khi ấy, con đường tiếng Anh học thuật của trẻ bắt đầu.

 

1454566730-do-nhat-nam-2

 

Chị Phan Hồ Điệp kết luận: “Cha mẹ nên đặt ra một lộ trình học tiếng Anh phù hợp với con ngay từ khi bắt đầu. Với Nam là theo đuổi các bằng chuẩn hóa quốc tế. Cứ khoảng 6 tháng Nam sẽ thi một bằng chuẩn quốc tế và nếu không đạt điểm như mong muốn con sẽ tự ôn và thi lại.  Lộ trình này khá phù hợp với các trẻ yêu khoa học và tự nhiên xã hội”.

 

Phần thưởng tạo hứng thú
clip chế biến món ăn rồi nói lại cho mẹ nghe, mẹ làm ra món gì, hai mẹ con ăn món ấy. Chính từ những hoạt động này mà Nam bắt đầu yêu thích tiếng Anh. “Tiếng Anh chỉ gắn bó lâu dài khi trẻ thực sự yêu thích và say mê”, chị Điệp chia sẻ. Khi đã rất thích tiếng Anh rồi, Nhật Nam rút về tự học ở nhà. Vì Nam rất say mê tìm hiểu vấn đề liên quan đến khoa học mà sách tiếng Việt thì không đủ nên bố mẹ gợi ý Nam lên mạng tìm kiếm thêm clip, sách tiếng Anh. Chị Điệp cho rằng khi trẻ thích tiếng Anh và có nhu cầu tìm hiểu thì khi ấy, con đường tiếng Anh học thuật của trẻ bắt đầu.Chị Phan Hồ Điệp kết luận: “Cha mẹ nên đặt ra một lộ trình học tiếng Anh phù hợp với con ngay từ khi bắt đầu. Với Nam là theo đuổi các bằng chuẩn hóa quốc tế. Cứ khoảng 6 tháng Nam sẽ thi một bằng chuẩn quốc tế và nếu không đạt điểm như mong muốn con sẽ tự ôn và thi lại.  Lộ trình này khá phù hợp với các trẻ yêu khoa học và tự nhiên xã hội”.

 

 

 

Top
Top