• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

9 cách nhận biết bạn là người “nghiện” đường

18/08/2017 08:57 GMT+7

Ai cũng biết, đường gần như góp mặt trong mọi thứ ta ăn uống từ món ăn hàng ngày, nước ngọt, kẹo, bánh mì hay thậm chí trong hoa quả. Vì thế, việc cắt giảm đường là hoàn toàn khó khăn.

(Lược dịch từ thelist.com)

 

1

 

Theo chuyên gia, bạn chỉ nên hấp thu khoảng 12 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Tuy nhiên, mọi người thường tiêu thụ nhiều đường hơn mức cần thiết. Một ghiên cứu chỉ ra khả năng kích hoạt các trung tâm khuyếch đại thần kinh của đường còn cao hơn cả cocaine. Trong khi việc “nghiện” đường còn đang bị tranh cãi thì đã có bằng chứng cho thấy việc ăn đường làm tăng mức độ thèm ăn chúng cũng tăng theo. Hãy xem qua 11 cách kiểm tra phía dưới để cùngnhận định ra bạn có phải đang nghiện “thứ ngọt ngào” ấy hay không nhé.

 

Thèm Carb

 

2

 

Chứng nghiện Carb là một vấn đề nghiêm trọng. Carbohydrates được cơ thể hấp thụ dưới dạng đường, vì thế, việc thèm carb như pasta, pretzels hay bánh mì có thể là dấu hiệu bạn đang thèm đường chứ không phải thèm carb như suy nghĩ.

 

Cả ngày mệt mỏi

 

3

 

Việc mệt mỏi có thể là hệ quả của rất nhiều thứ. Nghiên cứu cho rằng khi ăn quá nhiều đường chứng tỏ nạp không đủ lượng protein và chất xơ cần thiết để cung cấp năng lượng dự trữ việchoạt động trong ngày. Đáng sợ hơn là sự biến đổi từ trạng thái quá dư năng lượng qua trạng thái hết sạch năng lượng trong khoảng thời gian ngắn. Nếu cảm thấy bản thân cần sử dụng đường để tăng năng lượng trong ngày cho thấy bạn có thể đã quá phụ thuộc vào nó.

 

Không thể dừng cơn thèm ngọt

 

4

 

Đây là một dấu hiệu rõ ràng rằng bạn đã bị “nghiện” chúng. Nghiên cứu cho thấy những đồ ăn vặt ngọt và mặn đã được tạo ra nhằm tạo cho bạn cảm giác bạn cứ muốn ăn mãi không ngừng. Nếu bạn đang ăn một lượng đường mà có thể làm cho một ai đó phải đau răng, có nghĩa là bạn đã nghiện chúng mất rồi.

 

Những món ăn không béo vô hại

 

5

 

Bạn tự hỏi đồ ăn không béo thì liên quan gì đến việc này? Theo chuyên gia, khi các nhà máy thực phẩm loại bỏ chất béo ra khỏi đồ ăn nghĩa là họ đã bơm chất ngọt vào món ăn khiến tăng cơn thèm ăn. Vì thế, nếu đang muốn giảm lượng đường sử dụng, bạn nên sử dụng đồ ăn có chất béo, ngay cả khi điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn.

 

Khí sắc tốt hơn sau khi ăn thứ gì có đường

 

6

 

Ăn đồ ngọt thật sự làm tăng khí sắc cho bạn. Nhưng không may, nếu tâm trạng của bạn được cải thiện sau khi ăn một món đồ ăn ngọt là một dấu hiệu báo động bạn nghiện đường. Do đó, nếu thời điểm bạn cần một thanh kẹo để khiến tâm trạng bình tĩnh và tốt hơn, hãy thử những phương pháp giảm stress khác thay thế.

 

Đồ ngọt không còn ngọt như trước

 

7

 

Khi vị giác của bạn bị choáng ngợp liên tục, những viên kẹo thường ăn không còn có vị ngọt như trước nữa. Theo nghiên cứu, liên tục ăn đồ ngọt sẽ làm vị giác của bạn bão hòa và khả năng cảm nhận vị ngọt sẽ giảm. Việc này chứng minh bạn đã biến thành “con nghiện” đường.

 

Đồ ngọt khắp mọi nơi

 

8

 

Một trong những cách tốt nhất để bỏ đi thói quen ăn ngọt chính là vứt hết đống đồ ngọt khỏi nhà bạn. Chỉ vì sợ “buồn miệng”, bạn chuẩn bị kẹo rải rác khắp mọi nơi để tiện ăn, đó là một thói quen xấu. Đừng mang về nhà những món đồ ngọt không tốt đó, và tập bớt thèm ngọt để tránh làm hại sức khỏe.

 

Bạn bị đau đầu khi giảm lượng đường

 

9

 

Giống như việc đau đầu vì caffeine khi bạn không uống một cốc cà phê buổi sáng vậy, giảm ăn đường có thể dẫn đến đau đầu, thay đổi tâm trạng và cả lo lắng. Nếu bạn phải liên tục ăn đường để loại bỏ việc đau đầu hoặc những biểu hiện khác, đó có nghĩa là bạn đã phụ thuộc quá nhiều vào chúng.

 

Gặp phải vấn đề về trí nhớ

 

10

 

Bạn vướng phải khó khăn khi phải ghi nhớ điều gì đó, đến lúc bạn cần xem xét lượng đường mình sử dụng hàng ngày rồi đấy. Ăn quá nhiều đường có thể dẫn tới sa sút trí tuệ và chứng Alzheimer ở người già. Hiển nhiên, nếu vấn đề khá nặng, bạn cần liên hệ với bác sĩ.

 

Giảm sử dụng đường là một cách để cuộc sống tốt hơn

 

11

 

Mặc dù, đôi khi bỏ qua những món bánh ngọt ngào thì vô cùng khó khăn, nhưng phớt lờ lượng đường bạn hấp thu còn nghiêm trọng hơn. Để giảm nguy cơ mắc một số chứng bệnh không mong muốn, bạn nên giảm lượng đường sử dụng hằng ngày. Để việc ăn ngọt càng trở nên ngọt ngào hơn.

 

Top
Top