• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Liên hệ
Theo dõi báo trên
Sống khỏe

7 lí do khiến nguyệt san kết thúc sớm hơn bình thường

27/02/2018 08:55 GMT+7

Không phải bất cứ người phụ nữ nào cũng có thể tạo được cho mình một chu kì kinh nguyệt đều đặn. Trong khi một số người trải qua những ngày đèn đỏ một cách nhẹ nhàng thì đối với một số người lại là khoảng thời gian “tra tấn” với những cơn đau bụng âm ỉ, tâm trạng cáu kỉnh, nặng nề.

(Lược dịch: herworld.com)

 

Vậy thế nào là một kì kinh nguyệt được cho là bình thường? Đó là khi chu kì diễn ra trong khoảng thời gian từ 3 đến 7 ngày. Nhưng khi kì của bạn chỉ diễn ra 2 ngày và thay băng 2 lần/ngày thì điều này cho thấy rằng nàng đang có một chu kì ngắn hơn bình thường.

Tất nhiên là nếu bạn rơi vào trường hợp sau thì cũng không phải là vấn đề đáng lo ngại, trừ khi bạn có chu kì diễn ra không đúng định kì. Sau đây là nguyên nhân gây ra các chu kỳ ngắn ngày và cách giúp bạn kiểm soát chúng.

 

cover 1

 

 

Cân nặng thay đổi

 

weight

 

Kể cả tăng hay giảm cân nặng, nếu chuyện này cứ xảy đến với bạn một cách bất chợt và thường xuyên, nó sẽ gây ảnh hưởng đến chu kì của bạn. Điều này xảy ra do sự liên kết giữa phần trăm cân nặng của bạn với chu kì hàng tháng. Ngoài ra, nếu bạn quá ốm yếu và có cân nặng nhẹ hơn mức có thể cho phép, nó cũng sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến hóc-môn, gây nên các trở ngại đến chu kì. Trong các trường hợp này, việc giữ cho cân nặng và lượng chất béo trong cơ thể ổn định là điều cần thiết. Tất nhiên, chế độ ăn uống không thích hợp và điều độ cũng là nguyên nhân gây ra vấn đề.

 

Tập thể dục quá mức

 

over exercise

 

Tập thể dục tất nhiên là tốt nhưng việc lạm dụng quá mức có thể gây áp lực đến kì kinh nguyệt. Một lần nữa, nguyên nhân gây nên chu kì ngắn liên quan đến lượng chất béo vì cơ thể luôn cần một lượng chất béo nhất định để giữ cho chu kì diễn ra một cách đều đặn.

 

Tuổi tác

 

aging

 

Chuyện khá bình thường khi lượng kinh nguyệt và chu kì của bạn thay đổi khi lớn tuổi. Đại khái là chu kì và lượng kinh của bạn sẽ ngày một ít đi dần dần dẫn đến mãn kinh - triệu chứng này được biết đến với tên gọi triệu chứng tiền mãn kinh. Tuy nhiên chu kì kinh ngày một ngắn đi không phải chỉ xảy ra với phụ nữ lớn tuổi mà lượng kinh sẽ ngày một ít đi so với lần đầu tiên bạn bắt đầu bước vào chu kì.

 

Sử dụng thuốc ngừa thai

 

birth control

 

Thuốc ngừa thai có ảnh hưởng với hóc-môn và việc này cũng có thể làm rối loạn chu kì. Một số phụ nữ có thói quen sử dụng thuốc ngừa thai dẫn đến rút ngắn kì nguyệt san hoặc thậm chí là bị tắc kinh. Thường thì thuốc ngừa thai ngăn không cho cơ thể rụng trứng tránh việc mang thai. Khi đó, do tử cung chưa sẵn sàng nên thành tử cung sẽ không quá dày. Thành tử cung là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lượng kinh nguyệt mà cơ thể tiết ra mỗi tháng, khi bạn có thành tử cung mỏng thì lượng kinh sẽ không nhiều.

 

Mất cân bằng nội tiết

 

hormones

 

Oestrogen và progesterone là 2 hóc-môn chịu trách nhiệm về chu kì kinh và khi cơ thể không có đủ lượng yêu cầu của cả 2 loại thì chắc chắn ảnh hưởng đến chu kì. Như oestrogen là hóc-môn chịu trách nhiệm về việc xác định mức đồ dày mỏng của thành tử cung, nên nếu bạn không có một lượng vừa phải hóc-môn này, điều đó đồng nghĩ với việc bạn rất có thể phải đối mặt với việc xảy ra những kì kinh ngắn ngày.

 

Căng thẳng

 

stress 0

 

Điều này gây nên nhiều tác hại đối với cơ thể chúng ta, đặc biệt là đối với phụ nữ, nó có thêm một tác động xấu khác là ảnh hưởng đến kì kinh. Cortisol là loại hóc-môn được tiết ra khi cơ thể cảm thấy căng thẳng và khi sản sinh ra quá nhiều Cortisol dẫn đến đến sự sản sinh hóc-môn oestrogen và progesterone trong cơ thể gây khó khăn trong việc xác định mức độ dày mỏng của thành tử cung.

 

Hội chứng Ovarian Polycystic

 

ovaries

 

Được biết đến với tên khác là PCOS, hội chứng này u nang buồng trứng, căn bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các loại hóc-môn làm rút ngắn chu kì. Một số triệu chứng của bệnh mà bạn cần chú ý là nổi mụn, béo phì, lông mặt phát triển nhanh. Nếu phát hiện cơ thể có các triệu chứng trên, điều bạn cần làm là có một cuộc hẹn với bác sĩ vì nếu để xảy ra trong thời gia dài, có nguy cơ sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

 

Top
Top