Thoái hóa khớp - Bệnh lành ít dữ nhiều

23/06/2014 08:00 GMT+7

Theo thống kê, cứ khoảng 100 bệnh nhân thoái hóa khớp tìm đến bác sĩ thì có đến hơn 50 người đã ở giai đoạn quá đau đớn và xuất hiện nhiều biến chứng về khớp. Chính sự thờ ơ với bệnh đã khiến cho không ít bệnh nhân phải đối mặt với nguy cơ bị biến dạng các chi, vẹo cột sống, thậm chí tàn phế.

Biến dạng ngón tay do thoái hóa khớp - Ảnh minh họa
Biến dạng ngón tay do thoái hóa khớp - Ảnh minh họa 

Thoái hóa khớp - lành ít dữ nhiều

Các bác sỹ chuyên khoa nội xương khớp cho biết: Tỷ lệ bị thoái hóa khớp tăng theo tuổi, nếu như dưới 35 tuổi tỷ lệ bệnh là 30% thì trên 65 tuổi tỷ lệ bệnh là 60%, trên 75 tuổi tỷ lệ bệnh là trên 70% và trên 80 tuổi tỷ lệ bệnh lên tới 95%.

Nguy hiểm nhất của thoái hóa khớp là ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có các triệu chứng rõ rệt. Các cơn đau hầu hết chỉ xuất hiện thưa thớt. Thấy bệnh chỉ thoáng qua, lúc đau, lúc giảm nên phần lớn bệnh nhân đều chủ quan, có khi quên bẵng bệnh.

Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh sẽ bị hạn chế cử động, teo cơ các chi, có tiếng lục cục trong khớp khi cử động, có thể sờ thấy đường viền khớp và gai xương…, biến dạng khớp, làm mất khả năng đi đứng bình thường. Theo thời gian, xương vùng khe khớp bên trong bị xơ đặc, khe khớp bị hẹp, có thể sẽ xuất hiện gai xương, cột sống biến dạng gây ra tình trạng bị gù lưng, vẹo lưng, cong lưng…

Khớp xương bị hư, biến dạng, vẹo vào trong sẽ gây đau đớn khi đi lại. Đặc biệt, khi sụn bị phá hủy toàn bộ và đầu xương bị tổn thương nặng nề sẽ gây dính khớp dẫn đến tàn phế.

Phòng và điều trị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp xảy ra nhiều nhất ở các khớp cột sống (chiếm hơn 50% các trường hợp), khớp gối (13%), khớp háng (8%), khớp liên đốt ngón tay (6%) và các khớp khác (20%). Khi bị thoái hóa khớp, sụn khớp bị bào mòn và phá hủy gây nên những cơn đau buốt, hạn chế vận động làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người bệnh.

Do đó, để phòng bệnh hiệu quả, người bệnh nên tập thể dục đều đặn; tránh bị thừa cân; tránh tác động quá mạnh; đột ngột và sai tư thế như mang vác, đẩy, xách, nâng…; cần ăn uống đủ dưỡng chất; giảm đường, muối, mỡ trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Biến dạng ngón tay do thoái hóa khớp - Ảnh minh họa
Năm 2012, Bách Xà vinh dự được Bộ Y tế trao tặng “Biểu tượng vàng vì sự nghiệp chăm sóc
sức khỏe cộng đồng”

Trong các trường hợp đau cấp tính, người bệnh có thể dùng các loại thuốc giảm đau, chống viêm kết hợp với nghỉ ngơi, hạn chế vận động để giảm đau nhanh.

Bệnh thoái hóa khớp cần được điều trị lâu dài và kiên trì để dứt hẳn bệnh và tránh tái phát. Vì thế, người bệnh nên lựa chọn các phương pháp điều trị an toàn như điều trị bằng Y học cổ truyền kết hợp với vật lý trị liệu, xoa bóp, bấm huyệt… để tránh các tác dụng không mong muốn.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo, khi bị thoái hóa khớp, bệnh nhân nên sử dụng các sản phẩm được bào chế từ cao rắn hổ mang như Viên khớp Bách Xà để điều trị hiệu quả bệnh khớp.

Với thành phần cao rắn hổ mang, bổ sung cao xương dê, Colagen Typ II, Glucosamin và các thảo dược quý như Độc hoạt, Tang ký sinh, Viên khớp Bách Xà hiện đang được hàng người tiêu dùng đánh giá là sản phẩm có tác dụng rõ rệt trong việc giảm đau khớp, cứng khớp, giúp người bệnh đi lại, vận động thoải mái hơn.

Kết quả nghiên cứu lâm sàng của Viên khớp Bách Xà đã được báo cáo tại Hội thảo khoa học “Công dụng của rắn hổ mang với bệnh xương khớp” do Khoa Y học cổ truyền - Đại học Y Hà Nội tổ chức tháng 11/2012. Kết quả cho thấy: sau 3 tháng sử dụng đều đặn với liều lượng 4-6 viên mỗi ngày, 90% bệnh nhân giảm đau khớp đáng kể; cải thiện rõ rệt tình trạng viêm: giảm sưng, nóng, đỏ; giảm thời gian cứng khớp vào buổi sáng; và đặc biệt, không ghi nhận trường hợp nào gặp tác dụng phụ trên dạ dày, gan, thận.

Để được tư vấn về các bệnh xương khớp, vui lòng gọi đến Tổng đài: 04. 3995. 3901 (trong giờ hành chính)

 Website: www.bachxa.vn

Thanh Tuyền

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.