Tử tù trước giờ bị hành quyết viết gì, nói gì ?

08/08/2013 09:15 GMT+7

(TNO) Trước giờ bị hành quyết, các tử từ đều có tâm trạng khác nhau. Chính vì thế mà những lá thư cuối cùng trước giờ tử hình mang nhiều nội dung, màu sắc khác nhau, từ bi quan, chào tạm biệt gia đình, kể về quá khứ tươi đẹp, hối hận, xin được tha thứ cho đến những câu từ đầy... tính bất ngờ.

(TNO) Mới đây, tử tù đầu tiên bị xử tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc ở Việt Nam đã viết một lá thư cảm động trên một trang giấy A4 gửi gia đình trước giờ thi hành án. Thường thì người ta rất bức xúc trước những tội ác, nhưng bên cạnh đó, rất nhiều người tò mò muốn biết những tử tù đã viết gì trước giờ bị hành quyết...

>> Tử tù đầu tiên bị tiêm thuốc độc viết gì trong thư ?
>> Chính thức thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc
>> Tử tù đầu tiên được thi hành án bằng tiêm thuốc độc

Trước giờ bị hành quyết, các tử từ đều có tâm trạng khác nhau. Chính vì thế mà những lá thư cuối cùng trước giờ tử hình mang nhiều nội dung, màu sắc khác nhau, từ bi quan, chào tạm biệt gia đình, kể về quá khứ tươi đẹp, hối hận, xin được tha thứ cho đến những câu từ đầy... tính bất ngờ.

Công bố "thông điệp cuối cùng" trên mạng

Bang Texas, bang tử hình “số 1” của nước Mỹ, trong nhiều năm qua đã lưu lại tất cả "thông điệp" bằng lời hoặc bằng văn tự của các tử tù trước giờ tử hình bằng thuốc độc.

Website của Cơ quan Tư pháp Hình sự Texas đăng tải danh sách những tù nhân với đầy đủ chi tiết về tội danh, danh tính và hình ảnh của họ, kèm với những thông điệp họ viết hoặc nói trước khi thuốc độc được tiêm vào cơ thể.

Nhiều người dân Mỹ phản đối án tử hình chỉ trích website này quá tàn nhẫn.

Tuy nhiên, trong năm 2012, có trên 3 triệu lượt người truy cập vào website này để đọc những "thông điệp" cuối cùng của tử tù. Ngoài Texas, chỉ có bang California là bang cũng tiến hành thu thập "thông điệp" cuối cùng của tử tù như Texas. Đa số các "thông điệp" được phản án nhiều qua truyền thông, báo đài.

Một số người đọc "thông điệp" cuối cùng của tử tù chỉ để thỏa mãn sự tò mò, một số khác để cảm thông hoặc để tìm hiểu, nghiên cứu về suy nghĩ của con người vào khoảnh khắc trước giờ hành quyết.


Nhà tù Huntsville bang Texas, nơi thi hành án tử hình bằng thuốc độc - Ảnh: AFP

Tác giả người Mỹ John Millard, trong một nghiên cứu có tên “Phân tích thông điệp cuối cùng của 478 tử tù Texas” hồi năm 2012, có viết: Nhiều tử tù chuẩn bị những thông điệp cuối cùng rất lâu bởi vì cái chết của họ được định đoạt, lên kế hoạch chính xác đến từng phút từng giây.

Ông Millard cho hay cũng có nhiều tử tù không chuẩn bị gì hết, nhưng trước giờ hành hình họ lại bất ngờ thốt lên "thông điệp" cuối cùng.

Năm 1976, Tòa án Tối cao Mỹ khôi phục lại án tử hình. Kể từ đó, có đến 1.336 tử tù bị tử hình ở khắp các bang nước Mỹ. Riêng bang Texas chiếm trên 1/3 số án tử hình.

Theo ông Millard, trong số 10 tử tù thì có 8 người lựa chọn nói hoặc đọc "thông điệp" cuối cùng đã viết sẵn trước bạn bè, người thân và những người đến chứng kiến tại phòng thi hành án.

"Thật tuyệt vời! Cám ơn quản giáo!"

Bang Texas thi hành án tử hình trong tuần từ thứ hai cho đến thứ sáu, bắt đầu từ 18 giờ, trước đây là nửa đêm. Kể từ năm 1995, bạn bè và người thân của tử tù được phép vào phòng thi hành án.

Vào ngày 26.6.2013, nữ tử tù 52 tuổi Kimberly McCarthy đã bị tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc tại phòng thi hành án tử hình ở nhà tù Huntsville, bang Texas. Tử tù McCarthy phạm tội giết chết cựu giáo sư đại học 71 tuổi, Dorothy Booth.

Bà McCarthy, là tử tù thứ 500 bị tử hình tiêm thuốc độc của Texas kể từ khi Mỹ áp dụng trở lại án tử hình vào năm 1976, đã đưa ra một "thông điệp" cuối cùng đậm chất tôn giáo chỉ vài phút trước giờ thi hành án.

“Cám ơn mọi người. Đây không phải là một sự mất mát, đây là một chiến thắng. Các bạn biết tôi sẽ đi về đâu. Tôi sẽ về nhà với Chúa Giêsu. Hãy giữ đức tin. Tôi yêu tất cả mọi người. Cảm ơn” - bà McCarthy phát biểu lần cuối trước khi bị tiêm thuốc độc.


Một phòng thi hành án bằng hình thức tiêm thuốc độc ở bang Texas, Mỹ - Ảnh: AFP 

Theo phân tích của ông Millard, các từ “yêu”, “gia đình”, “cảm ơn”, “xin lỗi”, “tha thứ” là 5 trong số 10 từ phổ biến nhất trong "thông điệp" cuối cùng của các tử tù Mỹ. Đa số nội dung "thông điệp" cuối cùng của tử tù bày tỏ sự hối hận và xin được tha thứ vì những lỗi lầm mà họ đã gây ra, ông Millard cho biết.

Nhưng cũng có một số "thông điệp" cuối cùng hết sức ngắn gọn không hề tỏ ra hối lỗi, thậm chí gây sốc.

Jesse Hernandez, tử tù phạm tội giết chết trẻ em, “thét lên” lời cuối cùng: “Đi thôi các anh chàng cao bồi” trước khi bị tử hình bằng thuốc độc vào năm 2012 ở Texas.

 
Hiện có 3.123 phạm nhân bị kết án tử hình ở Mỹ. 32 trên tổng số 50 bang của nước Mỹ hiện đang áp dụng án tử hình. Nhưng ngày càng có nhiều bang giảm kết án tử hình, thay vào đó là án tù chung thân, để “tiết kiệm” ngân sách.

Các tù nhân ở Texas thường có "thông điệp" cuối cùng rồi bị tiêm thuốc độc.

Nhưng cũng có những tù nhân phát biểu lời cuối cùng xong, thuốc độc được tiêm vào người, vẫn cố thốt lên vài lời trước khi về cõi vĩnh hằng.

Chẳng hạn như thường hợp của tử tù Richard Cobb, phạm tội hiếp dâm và giết người nghiêm trọng, bị tử hình ở Texas hồi 26.4.2013.

“Wow! Thật là tuyệt vời. Quá đã! Cám ơn quản giáo! Cám ơn quản giáo”, Cobb nằm trên giường thi hành án, thốt lên khi thuốc độc đang thấm vào người, chỉ vài giây sau đó mắt và miệng Cobb mở to…

Phúc Duy
(Tổng hợp từ AFP, Reuters, Texas Department of Criminal Justice)

>> Tử tù đầu tiên bị tiêm thuốc độc viết gì trong thư ?
>> Án tử hình ở Mỹ - Kỳ 1: Tử tù thứ 500 của Texas
>> Án tử hình ở Mỹ - Kỳ 2: Thoát chết ngay trước giờ hành quyết
>> Chính thức thi hành án tử hình bằng tiêm thuốc độc
>> Tử hình đứa cháu bất nhân
>> Mỹ hứa không tử hình Snowden
>> Mỹ hứa không tử hình Edward Snowden
>> Tử hình kẻ ném vợ xuống sông Hồng
>> Tuyên án tử hình người chồng nhẫn tâm dùng búa giết vợ
>> Y án tử hình kẻ giết bạn nhậu
>> Tuyên án tử hình kẻ nhẫn tâm giết cô ruột
>> Án tử hình ở Mỹ - Kỳ 2: Thoát chết ngay trước giờ hành quyết
>> Án tử hình cho kẻ giết dân phòng
>> Án tử hình ở Mỹ - Kỳ 1: Tử tù thứ 500 của Texas

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.