Thái Lan: Đường về dân chủ còn xa

23/05/2015 08:35 GMT+7

Một năm sau ngày đảo chính, giới quân sự ở Thái Lan đã chuyển từ trực tiếp cầm quyền sang buông màn nhiếp chính và tạo diện mạo bề ngoài mới cho chính thể mà thực quyền vẫn ở trong tay giới quân sự.

Một năm sau ngày đảo chính, giới quân sự ở Thái Lan đã chuyển từ trực tiếp cầm quyền sang buông màn nhiếp chính và tạo diện mạo bề ngoài mới cho chính thể mà thực quyền vẫn ở trong tay giới quân sự.

Hai người biểu tình chống chính phủ bị bắt tại Bangkok ngày 22.5.2015 - Ảnh: AFP
Nếu coi biểu hiện rõ nét nhất của nền dân chủ là đất nước có chính phủ do dân bầu trong tổng tuyển cử thực sự tự do và minh bạch thì con đường về với dân chủ vẫn còn dài đối với Thái Lan.
Vị thế quyền lực của giới quân sự vững vàng hơn bao giờ hết, mọi đối thủ chính trị bị vô hiệu hóa, tăng trưởng kinh tế suy giảm, chính trường và nội bộ xã hội bị phân hóa - đó là những nét đặc trưng về tình hình ở Thái Lan một năm sau ngày đảo chính.
Trên danh nghĩa, chính phủ hiện tại ở Thái Lan không còn là chính quyền quân sự nữa. Nhưng trong thực chất thì giới quân sự vẫn trực tiếp quyết định mọi chuyện, hoặc đã tạo ra được thể chế và cơ chế quyết định mới đảm bảo không trái ngược với chủ ý của giới quân sự. Các thành viên của Hội nghị lập pháp lâm thời do giới quân sự cử ra. Các thành viên nội các hiện tại cũng đều là người của giới quân sự hoặc tuân theo họ. Dự thảo hiến pháp mới không những không hề làm suy suyển vị thế quyền lực của giới quân sự mà còn hiến định trên thực tế quyền can thiệp vào chính trường của giới tướng lãnh.
Việc cựu Thủ tướng Yingluck Shinawatra bị đưa ra xét xử cho thấy giới quân sự dùng tòa án để vô hiệu hóa vĩnh viễn anh em nhà Shinawatra về chính trị ở Thái Lan. Thời điểm tổng tuyển cử đã mấy lần bị trì hoãn. Giới quân sự không bị chống đối công khai nhưng đất nước này vẫn chưa yên chưa ổn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.