Tại sao Trung Quốc phải xử kín vụ Chu Vĩnh Khang?

12/06/2015 17:17 GMT+7

(TNO) Việc Trung Quốc ngày 11.6 kết án tù chung thân ông Chu Vĩnh Khang trong một phiên tòa xử kín hồi tháng trước có thể là dấu hiệu cho thấy giới hạn quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình và hồi kết của chiến dịch "săn hổ tham nhũng", theo Bloomberg.

(TNO) Việc Trung Quốc ngày 11.6 thông báo mức án tù chung thân ông Chu Vĩnh Khang trong một phiên tòa xử kín hồi tháng trước có thể là dấu hiệu cho thấy giới hạn quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình và hồi kết của chiến dịch "săn hổ tham nhũng", Bloomberg viết.

Ông Chu Vĩnh Khang bạc tóc, sa sút tinh thần trong phiên tòa ngày 22.5 - Ảnh chụp truyền hình Trung Quốc
Ông Chu Vĩnh Khang bị kết ba tội bao gồm tham nhũng, lạm dụng quyền lực và tiết lộ bí mật quốc gia, Tân Hoa xã cho biết.
Theo thông tin trước đó, ông Chu đã không kháng cáo và đây được xem là thành quả lớn từ chiến dịch "săn hổ" của Chủ tịch Tập Cận Bình. Thế nhưng vấn đề ở chỗ: đằng sau chuyện phải xử kín một nhân vật được xem là ông trùm tham nhũng như Chu Vĩnh Khang là gì?
Tân Hoa xã ngày 11.6 cho biết phiên tòa xử ông Chu Vĩnh Khang ở Thiên Tân ngày 22.5 không công khai vì ông ta "phải đối mặt với cáo buộc tiết lộ bí mật nhà nước".
Tuy nhiên trong bài bình luận đăng ngày 12.6, Bloomberg cho rằng chi tiết này phản ánh những giới hạn về quyền lực của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Kể từ lúc đẩy mạnh chiến dịch chống tham nhũng, ông Tập Cận Bình đã gây chú ý lớn khi tiến hành xử lý những nhân vật từng giữ chức vụ quan trọng và nắm quyền hành lớn tại Trung Quốc. Tuy nhiên vụ  xử kín lần này khác hẳn trường hợp xét xử công khai Bạc Hy Lai năm 2013.
Vụ Bạc Hy Lai cho thấy ông Tập Cận Bình đã rút kinh nghiệm từ sai lầm ấy, nên buộc lòng phải xử kín lần này.
"Bạc Hy Lai đã tiết lộ những sai lầm có thể xảy ra trong một cuộc xét xử công khai", Rosita Dellios, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Bond ở thành phố Gold Coast của Úc cho biết.
Trong phiên điều trần đó, ông Bạc Hy Lai khai đã nhận yêu cầu từ "cấp trên", tạo ra một "khoảnh khắc lúng túng" trong quyết định có nên tiếp tục công khai phiên tòa xét xử Chu Vĩnh Khang hay không, Bloomberg viết.
"Ông ấy biết quá nhiều thứ", Zhang Lifan, nhà sử học từng nghiên cứu tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc tại Bắc Kinh cho biết.
"Ông Tập đang đối phó với một nhân vật kết nối sâu rộng trong hệ thống tham nhũng, việc này sẽ làm rung chuyển toàn bộ cấu trúc, phơi bày những chống đối với chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập", ông Zhang nói tiếp.
Ông Zhang cũng khẳng định ông Tập Cận Bình "không đủ sức lôi những quan chức phá hoại ở cấp độ cao hơn", và mạnh dạn cho rằng "đây là dấu hiệu mạnh mẽ cho thấy chiến dịch 'săn hổ lớn' của ông Tập Cận Bình sắp kết thúc".
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.