Sự khởi đầu mỹ mãn

16/04/2015 07:03 GMT+7

Danh sách cuối cùng về những thành viên sáng lập Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) đã được chính thức chốt hạ với 57 quốc gia. Trong đó có 37 nước ở châu Á, số còn lại nằm ngoài châu lục. Đáng chú ý là trong danh sách có tất cả các nước ASEAN, các thành viên nhóm BRICS cũng như 4 trong số 7 nước thuộc G7 trước đây.

Danh sách cuối cùng về những thành viên sáng lập Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB) đã được chính thức chốt hạ với 57 quốc gia. Trong đó có 37 nước ở châu Á, số còn lại nằm ngoài châu lục. Đáng chú ý là trong danh sách có tất cả các nước ASEAN, các thành viên nhóm BRICS cũng như 4 trong số 7 nước thuộc G7 trước đây.
Với 57 thành viên đóng góp vốn ban đầu 50 tỉ USD, về sau có thể lên tới 100 tỉ USD, AIIB có được khởi đầu không thể thuận lợi hơn. Về lý thuyết và triển vọng thì ngân hàng này có đủ tiền đề và cơ hội để ganh đua với những thể chế tài chính - tiền tệ thế giới lâu nay như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) hay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Nhưng thực tế thế nào thì còn phụ thuộc vào những bước phát triển tiếp theo về thể chế, định hướng hoạt động cũng như triển khai thực hiện dự án cụ thể.
Trong chừng mực, sự ra đời của AIIB được coi là thắng lợi quan trọng của Trung Quốc và là thất bại rất lớn của Mỹ. Nước này cùng Nhật Bản và Canada không tham gia AIIB trong khi gần như tất cả các đồng minh, đối tác chiến lược khác của họ đều góp mặt. Mỹ và Nhật không muốn góp phần giúp Trung Quốc đề cao vai trò và nâng cao vị thế cũng như không muốn có đối thủ cạnh tranh mới với WB và ADB, vốn do 2 nước này chi phối đáng kể. Nếu sau này hoạt động đúng như ý tưởng và đạt hiệu quả thiết thực thì AIIB sẽ đóng góp rất đáng kể vào việc thay đổi trật tự tài chính thế giới hiện tại.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.