Quốc tế phản đối Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông

29/06/2015 07:50 GMT+7

Chiều 27.6 (giờ địa phương), đông đảo bạn bè quốc tế cùng sinh viên, Việt kiều đã tụ họp tại khu vực quảng trường LHQ tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ), để cùng tham gia diễu hành, ký kháng thư phản đối Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông .

Chiều 27.6 (giờ địa phương), đông đảo bạn bè quốc tế cùng sinh viên, Việt kiều đã tụ họp tại khu vực quảng trường Liên Hiệp Quốc tại thành phố Geneva (Thụy Sĩ), để cùng tham gia diễu hành, ký kháng thư phản đối Trung Quốc thay đổi nguyên trạng Biển Đông.
Toàn cảnh bãi Gạc Ma với các công trình do Trung Quốc xây dựng trái phép. Đá Gạc Ma là rạn san hô nằm trong cụm Sinh Tồn thuộc Quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) - Ảnh: Mai Thanh Hải
Đại diện cho giới trẻ, anh Lưu Vĩnh Toàn, Phó chủ tịch Hội Thanh niên Việt Nam tại Thụy Sĩ, đã có bài phát biểu nhấn mạnh đến các cơ sở pháp lý và các bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền hợp pháp đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa một cách liên tục và từ rất lâu đời của Việt Nam. Các hoạt động của Trung Quốc xây dựng, bồi lấp làm thay đổi nguyên trạng các quần thể đảo ở Trường Sa trên Biển Đông là điều nhân dân Việt Nam, cộng đồng quốc tế không thể chấp nhận.
Bà Anjuska Weil, Chủ tịch Hội Hữu nghị Thụy Sĩ - Việt Nam, cho rằng: “Các nước trên thế giới cần hiểu rõ bản chất của vấn đề là Trung Quốc đang đe dọa tới hòa bình, an ninh khu vực và thế giới; bên cạnh việc cần ủng hộ VN trong công cuộc giữ gìn chủ quyền lãnh thổ, cũng cần lên tiếng vì hòa bình và công lý, vì một thế giới không có chiến tranh”.
Bà Bea Camara (người Thụy Sĩ, đang sinh sống tại thành phố Zurich) cho biết bà đã lặn lội hơn 300 km đến đây để thể hiện tình đoàn kết và ủng hộ nhân dân Việt Nam. Bà cảm thấy bức xúc trước các hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trong một diễn biến khác, Kyodo News ngày 28.6 đưa tin các quan chức cấp cao của Bộ ngoại giao Mỹ, Nhật và Ấn Độ vừa tổ chức đối thoại 3 bên lần thứ 7 tại Hawaii để thảo luận về an ninh biển và nhiều vấn đề khu vực khác. Trong đó, nội dung được chú trọng là hợp tác 3 bên trong việc bảo đảm an ninh biển. Hiện nay, các vùng biển châu Á đang chứng kiến nhiều biến động an ninh, chủ yếu xuất phát từ các hành động của Trung Quốc, đặc biệt là việc xây đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.