Chưa đủ mức

02/03/2013 03:00 GMT+7

Trên danh nghĩa, quyết định của Nghị viện châu u (EP) quy định mức trần tiền thưởng cho lãnh đạo các ngân hàng được coi là cuộc cách mạng trên thị trường tài chính. Trong thực chất, tác dụng của nó cũng chỉ hạn chế.

Trên danh nghĩa, quyết định của Nghị viện châu u (EP) quy định mức trần tiền thưởng cho lãnh đạo các ngân hàng được coi là cuộc cách mạng trên thị trường tài chính. Trong thực chất, tác dụng của nó cũng chỉ hạn chế.

Các ngân hàng bị coi là thủ phạm gây ra khủng hoảng tài chính năm 2008. Giới lãnh đạo ngân hàng nhận lương rất cao mà còn được tiền thưởng hậu hĩnh. Một khi ngân hàng suy sụp, nhà nước phải bỏ tiền thuế của dân ra giải cứu. Ngay cả giữa thời khủng hoảng và sau khi được giải cứu, không ít ngân hàng vẫn tiếp tục trả tiền thưởng rất cao cho lãnh đạo. Người dân rất bực bội và sẽ trút sự bực bội đó lên EU cũng như chính phủ các nước thành viên nếu tất cả không hành động gì.

Quy định nói trên thực chất là sự can thiệp của cơ quan lập pháp và hành pháp vào thị trường tài chính cũng như hoạt động của ngân hàng. Đó là bước đi đúng đắn để hạn chế những hành động tham và liều của lãnh đạo ngân hàng mà rồi khi thua lỗ thì người dân lại phải gánh chịu hậu quả. Nó cũng thể hiện quyền uy mới của EP và quyết tâm của EU tiếp tục tăng cường vai trò can dự trực tiếp và điều tiết thị trường tài chính cũng như hệ thống ngân hàng.

Tuy nhiên, chỉ như vậy thôi cũng vẫn chưa thể đủ mức. Mức trần tiền thưởng cho phép vẫn còn cao và diện bị điều tiết không lớn. Mặt khác, quy định mới được thông qua chưa thật chặt chẽ và cụ thể nên vẫn có thể dễ dàng bị lách luật. Nếu không khắc phục những khiếm khuyết này thì cuộc cách mạng của EP và EU chẳng khác gì đấm vào bị bông.

Thảo Nguyên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.