OSCE: Gặp thời, yếu thế

02/08/2015 08:15 GMT+7

Cách đây đúng 40 năm, những văn kiện về an ninh và hợp tác ở châu Âu được 35 quốc gia, trong đó có cả Mỹ, ký kết ở thủ đô Helsinki của Phần Lan, kết thúc thành công Hội nghị về an ninh và hợp tác ở châu Âu, viết tắt là CSCE.

Cách đây đúng 40 năm, những văn kiện về an ninh và hợp tác ở châu Âu được 35 quốc gia, trong đó có cả Mỹ, ký kết ở thủ đô Helsinki của Phần Lan, kết thúc thành công Hội nghị về an ninh và hợp tác ở châu Âu, viết tắt là CSCE.

OSCE không gặp thời sau Chiến tranh lạnh, như trường hợp cuộc xung đột ở Ukraine hiện nay - Ảnh: AFP
Thời ấy là thời Chiến tranh lạnh và xung đột Đông - Tây thịnh trị trên thế giới, đặc biệt ở châu Âu. CSCE được tiến hành nhằm giảm căng thẳng Đông - Tây, giải quyết những bất đồng và xung đột bằng biện pháp hòa bình cũng như thực hiện và bảo vệ nhân quyền. Qua đó đủ để thấy thời kỳ Chiến tranh lạnh và xung đột Đông - Tây chính là thời đã sản sinh ra CSCE và là thời hoàng kim nhất của nó.
Sẽ bất công nếu cho rằng CSCE chỉ hữu danh mà vô thực và là sản phẩm đặc thù của một thời đã qua. Nó đã giúp các nước phương Tây rất đắc lực trong cuộc đối đầu về ý thức hệ với Liên Xô và các nước thành viên khối Hiệp ước Varsaw trước đây. Nhưng đồng thời cũng lại không thể không thấy rằng nó thật sự hết thời ở thời hậu Chiến tranh lạnh.
Chính những gì xảy ra ở Ukraine trong những năm gần đây lại giúp CSCE, về sau đổi tên thành Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), gặp thời mới, khi quan hệ giữa Nga và phương Tây xấu đi. Có thể nói OSCE lại có được dịp, lý do và địa danh cụ thể để dụng võ. Vậy mà đến nay, tổ chức này chưa làm nên nổi trò trống gì. Nó có vai trò nhất định trong việc 2 lần đạt thỏa thuận ở thủ đô Minsk của Belarus, nhưng cả hai đều không được thực thi. OSCE gặp lại thời, nhưng vẫn yếu thế. Vì vậy, sinh nhật lần thứ 40 vui ít, buồn nhiều.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.