Mỹ rút tên lửa phòng không khỏi Thổ Nhĩ Kỳ: Bỏ bạn chạy lấy mình

19/08/2015 08:32 GMT+7

Sau Đức đến lượt Mỹ quyết định rút về những hệ thống phòng thủ tên lửa đã điều động đến Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 1.2013.

Sau Đức đến lượt Mỹ quyết định rút về những hệ thống phòng thủ tên lửa đã điều động đến Thổ Nhĩ Kỳ từ tháng 1.2013.

>> Mỹ rút tên lửa phòng không Patriot khỏi Thổ Nhĩ Kỳ
>> Đức rút tên lửa Patriot khỏi Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2016

Hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot của Mỹ đặt tại căn cứ quân sự Gaziantep, phía đông nam 
Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh: Reuters
Với sự rút lui của 2 nước đóng vai trò chính, coi như hoạt động phòng thủ tên lửa do NATO triển khai ở Thổ Nhĩ Kỳ đã chấm dứt. Mục đích ban đầu của lá chắn phòng ngự này là giúp Thổ Nhĩ Kỳ đối phó tên lửa của quân đội Syria, thể hiện tình đoàn kết và hậu thuẫn chính trị của NATO cho Ankara.
Đến nay, bối cảnh tình hình đã thay đổi rất cơ bản. Cả Thổ Nhĩ Kỳ lẫn chính phủ Syria đều đang đối đầu trực diện với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS). Chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad còn bận rộn đối phó các lực lượng nổi dậy khác nên sẽ không có lợi ích gì, nếu như không muốn nói là chỉ có hại, nếu gây hấn về quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ.
Vì thế, hệ thống phòng thủ tên lửa nói trên của NATO mất hẳn tác dụng quân sự trong khi rủi ro về an ninh ngày càng tăng. Không chỉ tham gia cuộc chiến với IS, Thổ Nhĩ Kỳ còn tận dụng tình hình để tấn công người Kurd ở nước này lẫn Iraq và Syria.
Điều này dẫn đến tình trạng phân hóa chính trường và mất ổn định nội bộ xã hội. Nếu tiếp tục duy trì hiện diện ở Thổ Nhĩ Kỳ, NATO có thể trở thành mục tiêu tấn công của IS và dễ sa lầy vào cuộc chiến hiện tại, điều mà NATO đang muốn tránh bằng mọi giá. Bên cạnh đó là nguy cơ bị lôi kéo vào chuyện nội bộ ở Thổ Nhĩ Kỳ. Vì thế, khối này buộc phải bỏ đồng minh để chạy lấy mình.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.