Dễ xử trong khó xử

31/08/2015 08:51 GMT+7

Ngày 3.9, Trung Quốc sẽ tổ chức lễ duyệt binh quy mô nhất từ trước đến nay với mục đích chính thức là kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến 2.

Ngày 3.9, Trung Quốc sẽ tổ chức lễ duyệt binh quy mô nhất từ trước đến nay với mục đích chính thức là kỷ niệm 70 năm kết thúc Thế chiến 2.

An ninh được tăng cường trên quảng trường Thiên An Môn ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc trước thềm
 lễ duyệt binh - Ảnh: Reuters
Theo thông báo của Trung Quốc, các vị đứng đầu nhà nước và chính phủ của khoảng 30 quốc gia sẽ tham dự sự kiện này, trong đó Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng thông báo sẽ có mặt.
Trong khi đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và lãnh đạo các nước phương Tây không tới dự. Giống như sự kiện tương tự được Nga tổ chức vài tháng trước, việc tham dự các nghi lễ kỷ niệm và lễ duyệt binh rất nhạy cảm về chính trị và ngoại giao.
Phương Tây phải công nhận vai trò quyết định của Liên Xô trong Thế chiến 2, nhưng vì đang vướng mắc với Nga nên đã tẩy chay nước này. Họ không muốn đề cao Trung Quốc nên cũng không đến Bắc Kinh. Việc Thủ tướng Abe không góp mặt cũng không khó hiểu. Tất cả đều không bị khó xử như bà Park Geun-hye và ông Ban Ki-moon.
Quyết định của Tổng thống Park đã giúp ông Ban Ki-moon thoát khỏi tình thế khó xử. Ông là người Hàn Quốc nên dù hiện là Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nhưng nếu bà Park cũng tẩy chay Trung Quốc như các nước phương Tây và Nhật Bản thì ông Ban Ki-moon dẫu cá nhân có muốn cũng sẽ không thể tới Bắc Kinh để tham dự lễ duyệt binh.
Một khi Tổng thống Park Geun-hye đã quyết định góp mặt thì ông Ban lại không thể không đi. Chuyện khó xử mà rồi lại thành dễ xử bởi không phải lập luận có trước quyết định mà quyết định hướng nào thì sẽ có lập luận kiểu ấy.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.