Dấu hiệu Chiến tranh lạnh trong vụ bắt gián điệp Nga?

27/01/2015 12:47 GMT+7

(TNO) Hơn hai thập kỷ sau Chiến tranh lạnh, điệp viên Nga tiếp tục hoạt động ngay trong lòng nước Mỹ dưới một bức màn bí mật, AFP dẫn lời luật sư Preet Bharara ở Manhattan.

(TNO) Hơn hai thập kỷ sau Chiến tranh lạnh, điệp viên Nga tiếp tục hoạt động ngay trong lòng nước Mỹ dưới một bức màn bí mật, AFP dẫn lời luật sư Preet Bharara ở Manhattan ngày 27.1.

Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) bắt một nhân viên ngân hàng và xét xử vắng mặt hai nhà ngoại giao Nga. Họ cáo buộc nhóm người này là gián điệp tại New York, The Guardian cho biết ngày 27.1.
Các nghi phạm là Evgeny Buryakov, một nhân viên ngân hàng tại New York. Hai nhà ngoại giao bị miễn trừ hoạt động tại Mỹ là tùy viên Liên Hiệp Quốc Victor Podobnyy và đại diện thương mại Igor Sporyshev.
Hồ sơ kéo dài
Theo NBC News, việc FBI cáo buộc nhóm 3 người kể trên là kết quả của một cuộc điều tra kéo dài gần 5 năm nay. Hồ sơ FBI cho thấy họ đã thu thập nhiều chứng cứ từ các cuộc gọi, camera, micro và “một nguồn bằng chứng bí mật khác”.
Phác họa Buryakov - Ảnh: Reuters
FBI cho rằng Buryakov trộm tài liệu, sau đó Sporyshev và Podobnyy dùng tin nhắn mã hóa và bí mật chuyển về Nga. Các hành động trộm cắp tư liệu nhằm mục đích đo đếm khả năng Mỹ trừng phạt các ngân hàng Nga cũng như việc phát triển nguồn năng lượng mới, theo NBC News.
Theo đơn khiếu nại, Buryakov làm việc dưới tư cách điệp viên cho SVR. Ông Buryakov đã là công dân Mỹ, làm việc cho ngân hàng Nga ở New York. Trong khi đó Sporyshev và Podobny đứng trước cáo buộc “sử dụng phương pháp bí mật và tin nhắn được mã hóa”.
FBI cho biết trong hàng tháng qua họ đã xâu chuỗi các nhân vật để điều tra một đường dây gián điệp. Họ bắt đầu thu thập sự liên hệ giữa nhóm 3 nghi phạm kể trên vào khoảng tháng 3.2012, theo The Guardian.
Đây là vụ bắt bớ nối tiếp sau đợt trục xuất điệp viên Anna Chapman và nhiều người khác khỏi nước Mỹ năm 2010.
Dấu hiệu Chiến tranh lạnh?
Các vụ bắt giữ, xét xử mới nhất có thể tạo thêm căng thẳng trong quan hệ Nga - Mỹ, vốn đã ở mức thấp nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh, The Guardian nhận xét.
Theo đó dù các công tố viên chỉ nói rằng “FBI cảnh giác với hoạt động tình báo bất hợp pháp từ các nước khác”, song người Nga luôn là đối tượng theo dõi đặc biệt.
Điều này được chứng minh khi luật sư Preet Bharara ở Manhattan cho biết "hơn hai thập kỷ" sau Chiến tranh lạnh, "điệp viên Nga tiếp tục hoạt động ngay trong chúng ta dưới một bức màn bí mật”, theo AFP.
Anna Chapman - Ảnh: Reuters
Cùng quan điểm ấy, Mark Galeotti, một chuyên gia về an ninh Nga tại Đại học New York cho biết vụ việc này cho thấy rằng "người Nga, vì từng là Liên Xô, các cuộc tình báo luôn là lưỡi dao sắc nhọn...”.
Bên cạnh đó, nhiều kết quả điều tra cũng được đưa ra để chứng minh nhóm 3 người Nga đang hoạt động cho chính phủ Nga.
FBI nói rằng Buryakov đã cung cấp thông tin cho “tổ chức tin tức nhà nước hàng đầu của Nga” cũng như đưa tài liệu cho cơ quan tình báo nước ngoài của Nga SVR, theo The Guardian.
Trong khi đó NBC News dẫn cáo buộc cho biết cả 3 đối tượng kể trên đều có dấu hiệu “nỗ lực tuyển dụng người Mỹ gốc Nga vào làm việc”.
Ngoài ra, The Guardian dẫn thông tin đáng chú ý: Sau khi Anna Chapman bị trục xuất năm 2010, điện Kremlin đã tung hô Chapman, nhưng dưới tư cách một người nổi tiếng và biểu tượng thời trang.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.