Hai cử nhân và khát vọng làm giàu

19/09/2015 10:24 GMT+7

Giữa vùng gò đồi hoang vu, hẻo lánh, 2 cử nhân tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh (ĐH Kinh tế Huế) âm thầm nuôi khát vọng trở thành tỉ phú.

Giữa vùng gò đồi hoang vu, hẻo lánh, 2 cử nhân tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh (ĐH Kinh tế Huế) âm thầm nuôi khát vọng trở thành tỉ phú.

Giữa vùng gò đồi hoang vu, hẻo lánh, 2 cử nhân tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh (ĐH Kinh tế Huế) âm thầm nuôi khát vọng trở thành tỉ phú.

Anh Kiệm tại trang trại nuôi thỏ của mình
Anh Kiệm tại trang trại nuôi thỏ của mình - Ảnh: Mạnh Cường
Vượt qua con đường dài đầy sỏi đá giữa rừng keo tràm, chúng tôi mới tìm được trang trại nuôi thỏ và trồng cây dược liệu của 2 chàng cử nhân Lê Ngọc Thắng ( 27 tuổi) và Nguyễn Xuân Kiệm (31 tuổi) đều trú tại thôn Hòa Cát, xã Bình Thành (TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế).
Khi chúng tôi đến, anh Kiệm nhiệt tình chia sẻ: “Ý tưởng làm kinh tế ở vùng gò đồi cũng đến rất tình cờ. Sau khi tốt nghiệp, cầm tấm bằng cử nhân trên tay, Thắng vào miền Nam tìm vùng đất mới để làm kinh tế. Vào trong đó, thấy người ta nuôi thỏ hiệu quả, ít dịch bệnh, cách nuôi dễ dàng nên có ý định trở lại Huế xây dựng lán trại để nuôi thỏ”.
Vốn không muốn phụ thuộc vào ai, lại thích độc lập làm ăn, anh Kiệm cùng với anh Thắng đã góp vốn làm trang trại. Với diện tích rộng khoảng 100 ha, trang trại có vốn đầu tư ban đầu hơn 100 triệu đồng, gầy dựng từ 120 con thỏ mẹ, 25 thỏ đực mua từ Đà Nẵng.
Sau hơn 1 năm, trang trại thỏ phát triển tốt khi thỏ sinh sản nhanh nên chỉ trong 3 tháng, thỏ đã nặng từ 2 - 3 kg. Hiện nay, nhu cầu thỏ thịt tại các nhà hàng trên địa bàn TP.Huế và các tỉnh lân cận tăng cao, nên thu nhập từ việc bán thỏ thịt cho thị trường được giá, thu nhập ổn định. Trung bình mỗi tháng thu vào trên 35 triệu đồng.
Anh Thắng tâm sự: “Lúc đầu mới bắt tay làm trang trại, mọi người ai cũng nói nuôi làm gì, người ta bỏ không được đằng này hai đứa lại nuôi! Bên cạnh đó do chưa có kinh nghiệm nên thỏ hay bị bệnh chết. Bây giờ có kinh nghiệm hơn nên hạn chế được các dịch bệnh và khi thỏ mắc bệnh thì mình cũng có thể tự chữa...”.
“Ban đầu mình nuôi theo mô hình nhỏ lẻ, nhưng thời gian tới, trang trại sẽ được xây dựng lại, mở rộng thêm. Hiện nay trang trại đã có khoảng 500 con, giống thỏ sinh sản rất nhanh, trung một tháng có khoảng 20 con sinh sản cho ra mỗi lứa từ 7-11 con. Sắp tới mình sẽ ra Viện chăn nuôi Hà Nội để lấy giống thỏ mới có trọng lượng lớn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng”, anh Kiệm chia sẻ thêm.
Quyết tâm làm giàu từ vùng đất gò đồi, bên cạnh xây dựng trang trại nuôi thỏ, anh Kiệm và anh Thắng còn mang giống cây chùm ngây, một loại cây dược liệu có giá trị dinh dưỡng cao vào trồng. Ý tưởng này xuất phát từ sau khi xem một chương trình truyền hình, thấy nông dân tỉnh bạn làm giàu từ loại cây chùm ngây, anh Kiệm đã lặn lội vào Kon Tum 2 tuần để tham quan mô hình của một số hộ dân và công ty cung cấp giống. Anh quyết định mua cây giống ra Huế trồng thử nghiệm xung quanh trang trại. Cây phát triển tốt, phù hợp với tính chất đất vùng gò đồi nên hiện tại, trang trại đã gầy giống lên khoảng 2.000 gốc cây chùm ngây. Sau một năm trồng, mỗi tháng các anh đưa ra thị trường hơn một tạ lá chùm ngây với giá từ 40.000 - 50.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, hai ông chủ trang trại trẻ mua hạt chùm ngây ở Viện nghiên cứu cây trồng Hà Nội vào tự ươm giống thành công, bán lại cây giống cho bà con nông dân tại địa phương với giá 15.000 - 20.000 đồng/cây. “Trong thời gian tới diện tích chùm ngây sẽ được mở rộng, để hằng ngày chúng tôi có thể cung cấp lá chùm ngây với số lượng lớn ra thị trường”, anh Kiệm phấn khởi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.