Đâu là mẫu hình thanh niên thời đại mới - Kỳ 9: Bác dặn thanh niên chăm lo rèn đức, luyện tài

19/05/2013 00:35 GMT+7

1. “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Thanh niên là những người chủ tương lai của đất nước. Nhà cách mạng nhiều kinh nghiệm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin vào thanh niên Việt Nam. Năm 1925, trong bài Gửi thanh niên An Nam, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”.

1. “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Thanh niên là những người chủ tương lai của đất nước. Nhà cách mạng nhiều kinh nghiệm Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin vào thanh niên Việt Nam. Năm 1925, trong bài Gửi thanh niên An Nam, Nguyễn Ái Quốc đã viết: “Hỡi Đông Dương đáng thương hại! Người sẽ chết mất nếu đám thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi sinh”.

Trong những bước chuẩn bị cho việc thành lập Đảng, đối tượng vận động cách mạng đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc là thanh niên. Tổ chức cách mạng đầu tiên, tiền thân của Đảng, do Người thành lập và rèn luyện là Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Thanh niên - những người chủ tương lai của đất nước - luôn cần rèn luyện đức và tài
Thanh niên - những người chủ tương lai của đất nước - luôn cần rèn luyện đức và tài
- Ảnh: Đ.N.Thạch
 

Cho đến những lời cuối cùng để lại trước lúc đi xa, Người căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất cần thiết”... “Đảng cần phải chăm lo

giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”.

2. Trong mối quan hệ đức - tài, Hồ Chí Minh coi đức là gốc, coi rèn đức là nền tảng để luyện tài, để xây dựng con người mới. Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, đạo đức là tiêu chí lớn nhất để đo lòng cao thượng, để xem xét “chất người”. Người viết: “Tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau, người làm việc to, người làm việc nhỏ, nhưng ai giữ được đạo đức đều là người cao thượng”.

Người thanh niên có đức bao giờ cũng (biết cách) cố gắng học tập, nâng cao trình độ, năng lực, tài năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ, hơn nữa có thể giúp người khác cùng làm như thế. Từ đức có thể phát triển, bồi dưỡng trí, dũng, tài để hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, để làm những việc có lợi cho dân cho nước. Ý nghĩa “đức là gốc” chính là ở chỗ đó.

3. Coi đức là gốc nhưng Hồ Chí Minh không xem thường tài mà Người nhìn nhận đức và tài trong mối quan hệ biện chứng, như hai mặt không thể tách rời trong một nhân cách hoàn thiện, vì “có tài mà không có đức là người vô dụng” nhưng “có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Hồ Chí Minh đặt vấn đề rèn luyện đầy đủ cả đức và tài trong việc đào tạo huấn luyện cán bộ, đảng viên nói chung cũng như trong sự nghiệp giáo dục, rèn luyện thế hệ trẻ Việt Nam nói riêng, để mỗi thanh niên Việt Nam có đầy đủ cả phẩm chất và năng lực, vừa hồng vừa chuyên. Trong quan niệm của Người, một thanh niên tốt phải là một người có văn hóa - hiểu theo nghĩa rộng.

Sức mạnh văn hóa tiềm tàng của dân tộc đã giúp chúng ta đứng vững không bị đồng hóa sau gần một ngàn năm Bắc thuộc. Trong thế kỷ 20, bản lĩnh văn hóa của dân tộc khi hấp thụ thêm những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã tỏ rõ sức mạnh trong hai cuộc kháng chiến chống xâm lược. Những người trực tiếp làm nên những chiến công vĩ đại đó là những thanh niên “sống mãi tuổi hai mươi”, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, theo lời của Đảng, của Bác Hồ - những Thanh niên thời đại Hồ Chí Minh anh hùng.

Nhắc lại những điều đó vẫn là cần thiết khi hiện nay nhiều thanh niên đang tỏ ra không hiểu những giá trị của những sự hy sinh trong quá khứ lịch sử dân tộc, không hiểu mối liên hệ giữa lịch sử, hiện tại và tương lai, khi lý tưởng của thanh niên đang bị vật chất hóa bởi những tiện nghi của đời sống và những nhu cầu tinh thần dễ dãi. Và cũng nên nhắc lại một lần nữa lời Bác Hồ trong Di chúc: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất cần thiết”... để thấy rõ hơn trách nhiệm của mỗi tổ chức, mỗi cá nhân với việc giáo dục đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam hôm nay.

Tiến sĩ Ngô Vương Anh

>> Đẩy mạnh việc học tập và làm theo gương Bác Hồ
>> Bác Hồ nói về chuyện “rửa mặt hằng ngày”
>> Văn hóa ẩm thực của Bác Hồ
>> Đền thờ Bác Hồ ở Pắc Bó
>> Về giai đoạn Bác Hồ dạy học ở Phan Thiết
>> Theo tấm gương đạo đức Bác Hồ
>> Ra mắt sách về Bác Hồ
>> Nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày sinh Bác Hồ
>> Hiến tặng 205 tư liệu, hiện vật về Bác Hồ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.