Xương 'mọc' gai: Vì đâu nên nỗi?

26/12/2014 08:00 GMT+7

Rất nhiều người bị đau xương khớp, chủ quan dùng thuốc giảm đau một thời gian đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán khớp đã bị thoái hóa nặng và đặc biệt trên xương có rất nhiều gai 'mọc' lên, còn gọi là gai xương. Người bệnh bàng hoàng không biết vì sao mình lại rơi vào thảm cảnh như vậy!

Rất nhiều người bị đau xương khớp, chủ quan dùng thuốc giảm đau một thời gian đi khám thì được bác sĩ chẩn đoán khớp đã bị thoái hóa nặng và đặc biệt trên xương có rất nhiều gai “mọc” lên, còn gọi là gai xương. Người bệnh bàng hoàng không biết vì sao mình lại rơi vào thảm cảnh như vậy!

TS-BS Tăng Hà Nam Anh
Sụn khớp hư tổn làm xuất hiện thoái hóa khớp và tình trạng gai xương xuất hiện theo sau như một hậu quả tất yếu, thường gặp ở đốt sống cổ, đốt sống lưng, khớp gối, khớp tay...
Đau nhức kinh hoàng !
Khi bị thoái hóa khớp và cùng với đó là đối mặt tình trạng xương “mọc” gai, người bệnh thường cảm thấy đau nhức khủng khiếp khi di chuyển, vận động hay thậm chí chỉ cần cử động nhẹ các khớp. Bởi các gai ở hai đầu xương sẽ cọ vào nhau hoặc cọ vào đầu xương còn lại vốn là nơi có rất nhiều đầu mối dây thần kinh. Nhiều trường hợp đau nhức đến nỗi phải nằm bất động, chỉ biết “kêu trời” chứ không dám làm gì.
Hằng ngày, rất nhiều bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện có chuyên khoa khớp trong tình trạng bị gai xương hành hạ như vậy và không thể tự đi lại mà phải ngồi xe lăn, chống nạng hay có người nhà dìu giúp.
Nếu bị gai xương ở khớp ngón tay, có thể nhìn thấy khớp bị biến dạng, sưng phồng, sờ thấy ở khớp nhú ra những mỏm gai nhỏ. Các khớp khác thường chỉ có thể phát hiện bằng chụp phim nhưng dấu hiệu chung là đau khi vận động, đặc biệt đau nhiều hơn khi thời tiết thay đổi.
Là dấu hiệu phổ biến của bệnh lý thoái hóa khớp - vốn đang tấn công hàng trăm triệu người trên thế giới và khoảng 4 triệu người tại VN, gai xương thường xuất hiện với kích thước nhỏ, li ti ngay từ giai đoạn đầu của bệnh và sẽ ngày càng “mọc” to hơn khi bệnh tiến triển nặng. Gai xương càng mọc to, mức độ đau nhức hành hạ người bệnh càng khủng khiếp.
 
Sụn bị bào mòn gây thoái hóa khớp và dẫn đến “mọc” gai xương
Vì sao xương lại “mọc” gai ?
Qua hình ảnh X-quang hoặc cộng hưởng từ (MRI), gai xương là một trong những cơ sở để nhận biết và chẩn đoán mức độ nặng nhẹ của thoái hóa khớp. Chúng thường “mọc” nhiều ở những khớp chịu áp lực lớn trên cơ thể như khớp gối, khớp bàn chân, cột sống… vì những khớp này thường dễ bị thoái hóa qua thời gian.
Bản chất của tình trạng gai xương là việc cơ thể tự mọc ra các đoạn xương nhỏ nhằm đỡ các vị trí khớp. Đầu tiên, sụn khớp bị bào mòn, hư tổn cùng với tiến trình lão hóa tự nhiên của cơ thể hoặc do thói quen sinh hoạt, vận động, dinh dưỡng… thiếu phù hợp, dẫn đến khớp bị thoái hóa và làm trơ hai đầu xương lồi lõm. Khi đó, cơ thể phản ứng lại bằng cách sản xuất thêm xương, đưa can xi đến để “san bằng” các vị trí lồi lõm nhằm tăng diện tích bề mặt xương giúp giữ vững cơ thể. Tuy nhiên, tiến trình “san lấp” này không thể thực hiện hoàn hảo, trơn nhẵn mà sẽ vô tình tạo ra những “gai” xương lớn dần qua thời gian.
Cơ hội phòng trị bệnh hiệu quả từ Collagen type 2 không biến tính
Trong điều trị, điều quan trọng nhất là phải điều trị từ giai đoạn sớm trước khi có gai và trước khi mặt sụn khớp hư hại hoàn toàn, vì khi đã có gai mọc trên phim X-quang và sụn hư hại hoàn toàn thì phẫu thuật thay khớp là điều khó tránh khỏi. Mục tiêu của điều trị thoái hóa khớp là làm chậm lại quá trình lão hóa sụn khớp và phục hồi tối đa chức năng của khớp.
Khi có gai xương, một mặt cần giảm đau an toàn cho người bệnh bằng cách cung cấp các dưỡng chất cho sụn khớp, tăng độ bền và dẻo dai, bổ sung dịch khớp. Mặt khác, cần kiểm soát, làm chậm thoái hóa khớp nhằm hạn chế tình trạng phản ứng bù đắp xương của cơ thể như: tránh béo phì, duy trì chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp... Đặc biệt, từ nghiên cứu mới trong ngành sinh học phân tử, các nhà khoa học tại Viện InterHealth (Mỹ) đã mở ra một cơ hội mới trong việc điều trị từ gốc căn bệnh thoái hóa khớp, đó là nhờ vào một dưỡng chất sinh học mới mang tên Collagen type 2 không biến tính.
Collagen type 2 không biến tính được nhiều nghiên cứu lâm sàng trên thế giới chứng minh có khả năng bảo vệ sụn khớp bằng cách đáp ứng điều hòa miễn dịch, giúp cơ thể bảo vệ, phục hồi và tái tạo sụn khớp ngay từ những thương tổn nhỏ đầu tiên. Nhờ vậy, Collagen type 2 không biến tính có thể giúp ngăn ngừa, cải thiện hiệu quả thoái hóa khớp cũng như tình trạng xương “mọc” gai từ gốc.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.