Thuốc tránh thai: Không đơn giản như bạn vẫn nghĩ

03/09/2015 20:04 GMT+7

(TNO) Theo chuyên mục sức khỏe trên trang Msn , thuốc tránh thai hoạt động không đơn giản như nhiều phụ nữ vẫn nghĩ, bởi nếu sơ suất bạn vẫn có thể dính bầu như thường dù đang sử dụng thuốc này.

(TNO) Theo chuyên mục sức khỏe trên trang Msn, thuốc tránh thai hoạt động không đơn giản như nhiều phụ nữ vẫn nghĩ, bởi nếu sơ suất bạn vẫn có thể dính bầu như thường dù đang sử dụng thuốc này.

Thuốc tránh thai làm cản trở quá trình rụng trứng và khiến các chất nhầy cổ tử cung dày lên - Ảnh: Shutterstock
Thuốc tránh thai hoạt động với 2 cơ chế khác nhau
Tất cả các thuốc tránh thai đều sử dụng hoóc môn để ngừa thai. Một số chỉ chứa 1 hoóc môn gọi là progestin. Một số khác chứa đến 2 hoóc môn: progestin và estrogen. Dù chứa 1 hay 2 hoóc môn, thuốc ngừa thai đều hoạt động với 2 cơ chế: cản trở quá trình rụng trứng và khiến các chất nhầy cổ tử cung dày lên, gây khó khăn cho tinh trùng thâm nhập và tiếp xúc với trứng (nếu người phụ nữ đó đang rụng trứng).
Ở một góc độ khác, thuốc tránh thai đôi khi có thể đánh lừa cơ thể, nó khiến bạn có các triệu chứng như đang mang thai. Khi mang thai, trứng không rụng, và các chất nhầy cổ tử cung dày lên để ngăn chặn vật thể lạ đi vào tử cung
Vẫn mang thai dù đã uống thuốc
Nếu bạn thực hiện theo đúng chỉ dẫn khi dùng thuốc tránh thai (uống mỗi ngày, cùng một thời điểm) trong tất cả các trường hợp có thể tránh thai đến 99%. Thế nhưng, vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ. Trong thực tế, dùng thuốc ngừa thai vẫn có tỷ lệ thất bại 9%. Điều đó có nghĩa là 9 trong số 100 phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai như là phương tiện duy nhất tránh thai vẫn có thể dính bầu. Thuốc tránh thai có tỷ lệ thất bại cao hơn so với các biện pháp tránh thai khác, như đặt vòng.
Trong một vài trường hợp, dù đã uống thuốc ngừa thai nhưng vẫn có bầu - Ảnh: Shutterstock
Không được “quên” quá 3 tiếng đồng hồ
Ít có phụ nữ nào đảm bảo việc uống thuốc tránh thai đều đặn vào cùng một thời điểm trong ngày. Ví dụ, nếu bạn sử dụng biện pháp kiểm soát sinh đẻ bằng cách uống thuốc tránh thai vào lúc 9 giờ sáng, nhưng bỗng một ngày quên mất và đến 11 giờ mới sực nhớ và lật đật uống, trong trường hợp này vẫn có thể đảm bảo an toàn.
Các chuyên gia sức khỏe sinh sản cho biết, đối với những người chỉ uống thuốc chứa progestin, nếu uống trễ hơn so với lúc bình thường khoảng 3 tiếng đồng hồ, đừng quá lo lắng vì nguy cơ dính bầu khó xảy ra. "Nguy hiểm" chỉ xảy ra khi uống thuốc trễ hơn 3 tiếng trở lên. Đối với thuốc kết hợp progestin và estrogen, “thời gian” này có thể kéo rộng ra. Nếu bạn quên uống ngày hôm nay, ngày hôm sau có thể uống cùng lúc 2 viên mà không làm giảm hiệu quả ngừa thai của nó.
Mất kinh khi dùng thuốc tránh thai là hoàn toàn bình thường
Đột nhiên chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng bị ngắt quãng trong khi uống thuốc tránh thai không có gì là bất thường, miễn bạn vẫn dùng thuốc liên tục và chính xác từng ngày. Vì theo thời gian, lớp niêm mạc tử cung có thể mỏng hơn nếu uống thuốc thường xuyên, và nếu kinh nguyệt bị ngưng là do lớp niêm mạc này đã quá mỏng. Tuy nhiên, hiện tượng này không phải là vĩnh viễn. Khi dừng  thuốc, buồng trứng bắt đầu sản xuất estrogen lại, niêm mạc tử cung dày lên, và bạn sẽ hành kinh như bình thường.
Thuốc ngừa thai có thể không phát huy hiệu quả khi dùng chung với thuốc kháng sinh - Ảnh: Shutterstock
Thuốc kháng sinh làm cho thuốc tránh thai kém hiệu quả
Có hai loại thuốc kháng sinh mà các nhà nghiên cứu tìm thấy nó khiến thuốc tránh thai trở nên kém hiệu quả, đó là: griseofulvin, một chất chống nấm kẽ chân dùng để điều trị chân của vận động viên, và rifampicin, thường được sử dụng để điều trị bệnh lao.
Các loại thuốc này làm tăng tốc độ trao đổi chất của gan, khiến gan chuyển hóa hoóc môn nhanh hơn. Kết quả là, các hoóc môn đó rời khỏi dòng máu nhanh và không có khả năng gây ảnh hưởng đến buồng trứng để ngăn chặn sự rụng trứng hoặc ngăn chặn sự dày lên của chất nhầy trong cổ tử cung.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.