Nhận biết dấu hiệu trầm cảm ở tuổi teen

17/11/2012 08:23 GMT+7

(TNO) Người thân nên nhận biết một số dấu hiệu trầm cảm ở trẻ tuổi teen để có thể giúp trẻ vượt qua những giai đoạn khó khăn.

(TNO) Người thân nên nhận biết một số dấu hiệu trầm cảm ở trẻ tuổi teen để có thể giúp trẻ vượt qua những giai đoạn khó khăn, theo Sun Times.

Những dấu hiệu của trầm cảm.

Người thân nên lưu ý trẻ nhiều hơn nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh trầm cảm hay rắc rối về sức khỏe tâm thần.

Bạn cũng nên ghi nhận khi trẻ ở tuổi teen có sự thay đổi không lành mạnh về ăn uống, hành vi, không thích gặp gỡ bạn bè, muốn ở một mình, tự nhốt mình trong phòng hoặc không muốn tiếp xúc với ai.

Đột nhiên trẻ không thích chải chuốt, ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn một cách khác thường cũng là điều cần phải theo dõi.

 Cẩn thận với những biểu hiện trầm cảm ở teen
Cần lưu ý với những biểu hiện bất thường ở trẻ - Ảnh: Shutterstock

Bạn cũng cần lưu tâm khi có sự thay đổi trong cuộc sống của trẻ ở lứa tuổi này, chẳng hạn như người thân qua đời hay chia tay với người yêu.

Đôi khi những thay đổi tốt cũng có thể khiến trẻ trầm cảm, chẳng hạn như chuyển đến nơi ở mới, phải tiếp xúc với láng giềng mới, bạn mới, trường mới.

Bên cạnh đó, cũng không nên bỏ qua khi trẻ thay đổi từ một đứa trẻ ngoan thành một đứa trẻ hay cáu gắt, trẻ mất tự tin, cảm giác mình kém hơn, không tốt bằng ai đó hoặc tự ghét mình.

Trẻ cảm thấy tội lỗi sau một tai nạn nào đó cũng có thể dẫn đến trầm cảm.

Làm gì để giúp trẻ?

Ngườu thân có thể giúp trẻ bằng cách lắng nghe trẻ nói mà không phán xét. Nếu trẻ sẵn sàng tâm sự, nên lắng nghe rõ ràng. Gợi ý trẻ nói thay vì “điều tra” để xem có thể giúp gì cho trẻ không.

Đừng cho rằng cảm xúc của trẻ là không đáng quan tâm. Bị tổn thương tình cảm cho dù ở lứa tuổi 15 hay 35 đếu khiến con người cảm thấy tồi tệ.

Người thân nên đánh giá đúng mức những hành vi bất thường ở trẻ và không so sánh trẻ với những đứa trẻ khác.

Đặc biệt, người thân không nên làm thay trẻ. Nếu trẻ buồn rầu, chán nản vì một người bạn nào đó trong trường, hãy quan sát xem trẻ xử lý tình huống khó khăn như thế nào.

Nếu cần thiết, bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia sức khỏe tâm thần để giúp trẻ vượt qua khó khăn.

Số liệu thống kê từ Trung tâm Giám sát và Ngăn ngừa dịch bệnh (Mỹ) cho thấy tự tử là nguyên nhân gây tử vong cao thứ ba ở độ tuổi 15 đến 24, và đứng thứ tư ở độ tuổi từ 10 đến 14 tuổi.

Đức Trí

>> Vượt qua trầm cảm sau sinh
>> Mẹ trầm cảm, con chậm phát triển ngôn ngữ
>> Ăn đồ béo dễ bị trầm cảm
>> Ngừa trầm cảm nhờ cho bé bú
>> Tập yoga giúp thai phụ giảm trầm cảm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.