Làm thế nào để đẩy lùi chứng đầy hơi?

03/09/2015 15:00 GMT+7

(TNO) Cảm giác đầy hơi rất khó chịu, nó khiến bụng trở nên cồng kềnh và gây mêt mỏi cho cả cơ thể. Chỉ với một vài thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống, bạn có thể đánh bay sự nặng nề này.

(TNO) Cảm giác đầy hơi rất khó chịu, nó khiến bụng trở nên cồng kềnh và gây mêt mỏi cho cả cơ thể. Chỉ với một vài thay đổi nhỏ trong chế độ ăn uống, bạn có thể đánh bay sự nặng nề này.

Đầy hơi khiến bụng trở nên cồng kềnh và khó chịu - Ảnh: Shutterstock
Hạn chế đường. Vi khuẩn và nấm rất ghiền đường. Chúng thường sinh sôi nảy nở trong môi trường có tính axit cao và độ pH trong hệ tiêu hóa mất cân bằng. Theo các chuyên gia sức khỏe, đường chính là một trong những thủ phạm gây thiệt hại cho niêm mạc ruột. Khi hệ thực vật đường ruột thay đổi, vi khuẩn “xấu” có cơ hội tung hoành, gây viêm đường ruột, khiến hệ thống tiêu hóa trở nên kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các độc tố thông qua thành ruột đi vào cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng đầy hơi, theo Bodyandsoul.
Giảm bánh mì. Bánh mì cũng là một trong những tác nhân góp phần làm chiếc bụng phình to. Lý do, bánh mì thường chứa đường kết hợp với men, sẽ khiến một lượng khí không nhỏ chạy vào đường ruột trong thời gian tiêu hóa. Men được biết đến gây căng thẳng cho hệ thống tiêu hóa. Không những vậy, hầu hết các loại bánh mì đều sử dụng các chất phụ gia để tẩy trắng. Những chất phụ gia tổng hợp này có thể gây ra phản ứng xấu cho hệ tiêu hóa.
Bánh mì thường chứa đường kết hợp với men - Ảnh: Shutterstock
Tránh rượu. Tiêu thụ quá nhiều rượu, bia gây bất lợi cho sức khỏe đường ruột. Bia chứa nấm men cao. Ngoài ra, phần lớn bia được làm từ lúa mạch và một số người từng xảy ra hiện tượng bị dị ứng với thành phần này.
Theo Bodyandsoul, hạt lúa mạch chứa nồng độ cao các enzym cần thiết để chuyển đổi tinh bột thành đường, có thể gây ra căng thẳng cho chức năng đường ruột.
Bên cạnh đó, rượu bia cũng có thể gây kích ứng đường ruột và làm mỏng niêm mạc ruột, đặc biệt là ở những người không ăn đúng lượng chất béo cần thiết cho chức năng đường ruột.
Giảm thuốc kháng sinh. Dùng thuốc kháng sinh trong thời gian dài có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch và tạo cơ hội cho nấm Candida phát triển, đặc biệt nếu chế độ ăn uống chứa nhiều loại men. Khi các chức năng trong cơ thể hoạt động không được tự nhiên sẽ gây ra nhiều sự số cho đường ruột mà điển hình là tạo ra hiện tượng đầy hơi, khó tiêu.
Đồ uống có gas tạo thành khí trong đường ruột dễ dẫn đến tình trạng căng bụng - Ảnh: Shutterstock
Hạn chế đồ uống có gas. Đồ uống có gas thường chứa lượng đường cao và cũng chứa một số hình thức của cacbonat mà một khi nuốt vào, sẽ tạo thành khí trong đường ruột dẫn đến tình trạng căng bụng, ợ hơi, theo Bodyandsoul.
Bên cạnh đó, một chất phụ gia thường được thêm vào thức uống có gas là axit phosphoric, tạo cảm giác nóng rát khi uống vào một cách nhanh chóng. Khi mức pH trong đường ruột thay đổi, sẽ hình thành một môi trường có tính axit cao và đây là điều kiện hoàn hảo cho nấm phát triển.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.