Chữa gan nhiễm mỡ

28/01/2008 20:15 GMT+7

Gan nhiễm mỡ rất nghèo nàn về triệu chứng, nhưng nếu nhiễm nặng người bệnh sẽ có cảm giác đau tức, hoặc nặng ở vùng hạ sườn bên phải hoặc có biểu hiện vàng da, buồn nôn và nôn ói. Mỡ tích tụ từ từ

Theo lương y Phạm Như Tá (TP.HCM): phần lớn những trường hợp gan nhiễm mỡ rất nghèo nàn về triệu chứng, thường không có những biểu hiện rõ ràng ra bên ngoài. Sở dĩ như thế là vì, sự tích tụ mỡ ở gan diễn ra một cách chậm chạp, nên không bộc lộ rõ ra ngoài những triệu chứng. Việc phát hiện bệnh chủ yếu là qua siêu âm, xét nghiệm máu. Nhưng nếu tình trạng mỡ tích đọng lại ở gan xảy ra nhanh, khi ấy người bệnh có thể sẽ có cảm giác đau tức, hoặc nặng ở vùng hạ sườn bên phải (vùng gan).

Một số rất ít (hiếm) trường hợp gan nhiễm mỡ có biểu hiện vàng da, buồn nôn và nôn ói. Đây không phải là bệnh lý ở gan, mà là tình trạng tích tụ mỡ quá nhiều tại gan. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể dẫn đến xơ gan. Gan nhiễm mỡ thường gặp ở những người có thể trạng béo phì; tiểu đường type 2; thường xuyên uống rượu; chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng, giàu chất béo động vật; do dùng thuốc trị bệnh; cũng có khi xảy ra trên phụ nữ mang thai ở những tháng cuối thai kỳ...

Các thể thường gặp và cách chữa theo cổ truyền

Theo y học cổ truyền, gan nhiễm mỡ gồm có các thể như: thể khí trệ huyết ứ - người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, đau nhói vùng ngực, thể này thường có kèm bệnh động mạch vành, thiếu máu cơ tim, lưỡi tím hoặc có điểm ứ huyết... Phép trị ở thể này là "hoạt huyết, lý khí", với bài thuốc "huyết phủ trục ứ thang gia giảm", gồm các vị thuốc: sinh địa, đương quy, bạch thược, đơn sâm (cùng 12 gr), đào nhân, xuyên ngưu tất, sài hồ (cùng 10 gr), hồng hoa, sung úy tử, chỉ thực, hương phụ, xuyên khung, ô dược, uất kim (cùng 8 gr); thể can khí uất kết - biểu hiện khát nước, tiểu ít, hông sườn tức, bụng trướng đầy, rêu lưỡi dày vàng... Phép trị thể này là "sơ can giải uất", với bài "tiêu dao tán gia giảm", gồm các vị thuốc: bạch truật, bạch thược (mỗi vị 15 gr), chỉ thực, phục linh (mỗi vị 30 gr), đương quy, sài hồ, uất kim, sơn tra (mỗi vị 12 gr), chỉ xác, bạc hà (mỗi vị 8 gr), cam thảo 6 gr; thể tỳ hư đờm thấp - chân tay người bệnh mỏi, ăn uống kém, bụng trướng đầy, tiêu lỏng, rêu lưỡi trắng dày... Phép trị ở thể này là "hóa đàm, trừ thấp, kiện tỳ hòa vị", với bài "hương sa lục quân tử thang gia giảm", gồm các vị thuốc: trần bì, bán hạ, chỉ thực, mộc hương, sa nhân, uất kim (mỗi vị 6-10 gr), bạch truật, đảng sâm, bạch linh, trúc nhự (mỗi vị từ 10-12 gr), ô dược, sơn tra (mỗi vị 10 gr), chích thảo 3 gr. Cách nấu (sắc) những bài thuốc trên: nước đầu nấu với 4 chén nước, nấu còn 1 chén, nước hai nấu với 3 chén nước, nấu còn nửa chén, hòa hai nước lại chia làm 3 lần dùng trong ngày. Đợt dùng từ 15-30 ngày.

Những người có gan nhiễm mỡ cần phải hạn chế bia, rượu, chất béo động vật, óc (não) động vật, bơ... Cần dùng nhiều rau quả tươi trong những bữa ăn, một số loại thức ăn dùng thích hợp cho người có gan nhiễm mỡ như: con nhộng tằm, nấm hương, trà (nấu từ lá sen), rau cần... Đồng thời cần thường xuyên vận động thể lực. 

Đơn sâm

Rau cần 

Hạ Mai

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.