Cảnh báo bệnh tay chân miệng lây lan trong trường học

04/04/2012 13:27 GMT+7

(TNO) Bệnh tay chân miệng (TCM) hiện diễn biến phức tạp, đặc biệt đang có xu hướng lây lan nhanh trong các trường học.

(TNO) Bệnh tay chân miệng (TCM) hiện diễn biến phức tạp, đặc biệt đang có xu hướng lây lan nhanh trong các trường học.

Đó là báo động được Sở Y tế TP.HCM đưa ra trong sáng 4.4.

 
Trường học là môi trường rất dễ lây lan dịch bệnh TCM - Ảnh: Đào Ngọc Thạch

 

>> Ca tử vong thứ 2 do bệnh tay chân miệng tại TP.HCM
>> Bệnh tay chân miệng có nguy cơ bùng phát dịch rất cao
>> Bệnh tay chân miệng vẫn hoành hành
>> Thêm 2 ca tử vong do bệnh tay chân miệng
>> Giám sát chặt dịch bệnh tay chân miệng

Bác sĩ Lê Minh Hùng - Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Y, Sở Y tế TP.HCM - cho biết cả nước đã có 60/63 tỉnh, thành có bệnh nhân mắc TCM. Tại TP.HCM, tính đến ngày 31.3, có 1.836 ca TCM nhập viện, trong đó 2 ca đã tử vong.

Bên cạnh đó, theo thống kê của Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM, số bệnh nhân TCM đang đi học chiếm 50% trong tổng số ca bệnh.

“Trường học là môi trường bệnh TCM rất dễ lây lan, bùng phát thành dịch do không kiểm soát được ca bệnh nhẹ và chẩn đoán sai ca bệnh”, bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ - Phó giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng TP.HCM - nhận định.

Qua đó, bác sĩ Thọ khuyến cáo phụ huynh nên theo dõi sức khỏe trẻ mỗi sáng trước khi đến trường. Phụ huynh nên cho trẻ nghỉ học ở nhà để đưa đi khám bệnh nếu trẻ có các biểu hiện như sốt trên 38 độ, nhức đầu, sổ mũi, ho, đau họng, khó thở, ói, đau bụng, tiêu chảy, biếng ăn, mệt mỏi, da tái hoặc nổi ban, bóng nước, lờ đờ, khóc thét.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), rửa tay đúng cách không chỉ phòng bệnh TCM, cúm mà còn nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Thời gian để làm việc này chỉ bằng thời gian hát bài Happy Birthday hai lần.

WHO hướng dẫn, rửa tay thường xuyên, với nước và xà phòng, sau đó lau khô; theo các bước sau:

 

Ngày 19.8.2011, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn phòng bệnh TCM cho trẻ, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Rửa tay cho trẻ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch.

- Không để trẻ mút tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.

- Cho trẻ ăn chín, uống chín. Không ăn chung thìa bát.

- Luộc sôi hoặc ngâm Chloramin B 2% quần áo, tã lót của trẻ trước khi giặt sạch.

- Thường xuyên vệ sinh đồ chơi, sàn nhà bằng xà phòng, Chloramin B 2% hoặc các chất sát khuẩn thông thường.

- Người chăm trẻ phải rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng và nước sạch, nhất là trước khi chế biến thức ăn, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.

- Trẻ mắc bệnh phải được nghỉ học và không tiếp xúc với trẻ khác. Thu gom xử lý phân của trẻ bằng Chloramin B, vôi bột hoặc tro bếp… Tránh làm vỡ các nốt phỏng của trẻ.

- Khi thấy trẻ bị sốt và xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Nguyên Mi

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.