'Buông xả' để giữ sức khỏe, giúp lòng thanh thản

09/04/2015 14:25 GMT+7

(TNO) Con người vốn rất bảo thủ. Khi bị đối xử xấu, họ muốn cho cả thế giới biết, muốn các bên liên quan phải có trách nhiệm với nỗi đau của họ, và đây là một tính xấu. Giữ ác cảm trong lòng không chỉ khiến chúng ta thêm khó chịu mà còn gây hệ lụy cho sức khỏe.

(TNO) Con người vốn rất bảo thủ. Khi bị đối xử xấu, họ muốn cho cả thế giới biết, muốn các bên liên quan phải có trách nhiệm với nỗi đau của họ, và đây là một tính xấu. Giữ ác cảm trong lòng không chỉ khiến chúng ta thêm khó chịu mà còn gây hệ lụy cho sức khỏe.

Giữ ác cảm trong lòng không chỉ khiến chúng ta thêm khó chịu mà còn gây hệ lụy cho sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Mahatma Gandhi, vị anh hùng của Ấn Độ từng nói: “Tha thứ là một thuộc tính của kẻ mạnh”. Mặc dù mất nhiều thời gian và phải có đủ can đảm để quên đi một kinh nghiệm đau thương, nhưng nếu làm được điều đó bạn sẽ cảm thấy cuộc sống trở nên nhẹ nhàng hơn. Dưới đây là những lý do tại sao tha thứ bao giờ cũng tốt hơn giữ lại sự hận thù.
Giận dữ làm tổn thương tim
Bít chặt những cảm xúc tức giận có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe thể chất. Một nghiên cứu được Hiệp hội Tim mạch Mỹ công bố năm 2013 cho thấy mức độ cao của sự tức giận có thể làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đặc biệt là ở đàn ông lớn tuổi. Không chỉ vậy, kìm nén cảm xúc cũng có thể làm tăng huyết áp.
Cơn thịnh nộ có thể tạo ấn tượng xấu đối với trẻ em
Trẻ em dễ bị ảnh hưởng và tổn thương khi đối diện với những cơn giận dữ của bố mẹ. Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Cognitive Development, trẻ con không chỉ cảm nhận được sự tức giận, mà chúng còn có xu hướng thay đổi hành vi theo hướng tiêu cực đối với môi trường xung quanh. Hơn nữa, trẻ nhỏ thường nhớ rất dai và chúng dễ bị ám ảnh bởi những cơn giận dữ của người lớn.
Tức giận có thể đe dọa tính mạng
Mang theo sự tức giận trong lòng có thể đe dọa đến tính mạng của chính mình. Một nghiên cứu của Trường Y tế công cộng Harvard (Mỹ) cho thấy những người luôn giữ sự oán hận trong lòng có gấp 5 lần nguy cơ bị một cơn đau tim và gấp 3 lần nguy cơ bị đột quỵ trong vòng 2 giờ sau khi nổ ra cơn giận dữ.
Ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần
Những tình huống khó chịu thường được khoanh vùng và nằm bất di bất dịch trong tâm trí chúng ta, chúng sẽ cuốn chúng ta vào một vòng xoáy suy nghĩ không hồi kết và điều này chắc chắn làm ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Tức giận càng nhiều càng khiến sự lo lắng và căng thẳng tăng lên, tiến sĩ, chuyên gia tâm lý Laura L. Hayes, tại Mỹ khẳng định.
Giận dữ gây tác hại rất lớn đối với sức khỏe - Ảnh: Shutterstock
Tức giận dẫn đến nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2
Theo số liệu được Viện Y tế quốc gia Mỹ công bố, sự tức giận, cảm giác thù địch có thể dẫn đến bệnh tiểu đường thông qua việc hình thành những hành vi và thói quen nguy hiểm cho sức khỏe.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học phát hiện những người có tính khí nóng nảy và luôn giữ cảm xúc tiêu cực trong lòng, có nguy cơ bị bệnh tật tấn công đến 34% so với những người có tính khí ôn hòa. Các nhà nghiên cứu còn chỉ ra những người tức giận kinh niên có nhiều khả năng sa đà vào việc hút thuốc và tiêu thụ lượng calo cao hơn mức bình thường - hai yếu tố góp phần dẫn đến sự phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2.
Oán giận gây căng thẳng
Cay đắng và giận dữ có thể đưa đến mức độ cao hơn của căng thẳng và tăng nhịp tim, theo Huffington Post. Thuốc giải độc cho tình trạng này chính là sự tha thứ. Nghiên cứu cho thấy tha thứ cho người khác (hay chính bạn) sẽ tạo ra các phản ứng stress thấp hơn so với ôm chặt sự giận dữ trong lòng.
Tha thứ giúp ngủ ngon hơn
Ai mà không muốn có được những giấc ngủ ngon? Muốn có được điều này, hãy học cách buông xả. Thay vì giữ chặt sự hận thù hay những chuyện khó chịu trong lòng hãy tìm cách quên nó đi để có được những giấc ngủ ngon. Một nghiên cứu năm 2005 tại Mỹ phát hiện những người buông bỏ oán giận tìm thấy giấc ngủ được cải thiện đáng kể.
Tha thứ giúp tăng cường liên kết xã hội
Các nhà khoa học cho biết tha thứ và bỏ qua những lỗi lầm trong một mối quan hệ có thể giúp hai bên tái tập trung vào mục tiêu của mình, từ đó có thể nâng cao chất lượng cuộc sống và dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.