Bệnh hẹp niệu đạo ở nam giới: Đừng coi thường !

26/04/2015 11:08 GMT+7

(TNO) Không phải là bệnh được nhiều người lưu ý, thế nhưng hẹp niệu đạo có thể gây cảm giác khó chịu và rối loạn chức năng liên quan nếu không được khám và điều trị một cách phù hợp.

(TNO) Không phải là bệnh được nhiều người lưu ý, thế nhưng hẹp niệu đạo có thể gây cảm giác khó chịu và rối loạn chức năng liên quan nếu không được khám và điều trị một cách phù hợp.

Hẹp niệu đạo có thể gây khó tiểu - Ảnh (minh họa): Shutterstock
Nguy cơ từ chấn thương và viêm nhiễm
Niệu đạo là một phần quan trọng của hệ tiết niệu - sinh dục. Ngoài nhiệm vụ chính là ống dẫn nước tiểu ra bên ngoài cơ thể ở cả nam và nữ, niệu đạo cũng có vai trò rất quan trọng trong việc xuất tinh ở nam giới. Niệu đạo là một ống dẫn nước tiểu từ bàng quang để nó có thể bị trục xuất ra khỏi cơ thể. Ở nam giới khỏe mạnh, niệu đạo là đủ rộng cho nước tiểu chảy tự do qua nó. Hẹp niệu đạo là một sẹo xơ ở bên trong hoặc xung quanh niệu đạo gây cản trở dòng nước tiểu do chấn thương, viêm hoặc nhiễm khuẩn.
Hẹp niệu đạo hẹp có thể gây ra nhiều triệu chứng, có thể dao động từ nhẹ đến nặng. Một số triệu chứng sau có thể là dấu hiệu của hẹp niệu đạo: tiểu khó, tiểu gấp, tiểu đau, dòng nước tiểu yếu, lượng nước tiểu giảm, nước tiểu sậm màu hoặc máu trong nước tiểu, đau bụng dưới, tiết dịch niệu đạo, dương vật sưng, xuất tinh máu. Chẩn đoán hẹp niệu đạo được thực hiện bằng cách hỏi rà soát, thăm khám ở bộ phận sinh dục, chụp X-quang niệu đạo, đo kích cỡ miệng niệu đạo bằng que Bougie kết hợp nội soi, đo tốc độ dòng chảy (niệu dòng đồ) khi cần thiết, xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu nếu nghi ngờ có nhiễm trùng lây qua đường tình dục.
Cảm giác của việc hẹp niệu đạo chính là dòng nước tiểu có thể yếu đi từ nhẹ đến nặng dần tùy theo mức độ hẹp hoặc thậm chí dẫn đến bí tiểu phải đến cấp cứu tại cơ sở y tế.
Đây là căn bệnh thường gặp phổ biến ở nam giới hơn nữ. Các nguyên nhân phổ biến là chấn thương và nhiễm trùng như bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc tổn thương do can thiệp qua niệu đạo.
Tuy nhiên, một số trường hợp không xác định được nguyên nhân. Bệnh nhân có thể gặp tình huống hẹp niệu đạo là do những nguyên nhân chính như sau: nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như lậu, chlamydia, đã từng được đặt một ống thông tiểu hoặc máy soi vào niệu đạo, bệnh lý tuyến tiền liệt đã được phẫu thuật như mổ mở, mổ nội soi, chấn thương ở vùng chậu - tầng sinh môn: vỡ khung chậu, ngã kiểu xoạc chân trên vật cứng, chấn thương trực tiếp vào dương vật… viêm niệu đạo tái phát nhiều lần.
Không thể điều trị bằng thuốc
Hẹp niệu đạo không thể điều trị dứt điểm bằng thuốc mà phải thực hiện các biện pháp can thiệp khác bên ngoài. Lựa chọn điều trị cho bệnh hẹp niệu đạo rất đa dạng, phụ thuộc vào chiều dài, vị trí và mức độ hẹp. Các phương pháp điều trị bao gồm: nong làm rộng niệu đạo, cắt hẹp với laser hoặc bằng dao cắt nội soi hoặc phẫu thuật tạo hình cắt nối, dùng vạt da hoặc với mảnh ghép.
Hẹp niệu đạo không phải là một bệnh lý hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Vì bệnh lây truyền qua đường tình dục là một trong những nguyên nhân gây ra, sử dụng biện pháp bảo vệ trong khi quan hệ tình dục có thể ngăn chặn một số trường hợp. Khi bị nhiễm trùng, điều trị nhiễm trùng kịp thời và đầy đủ với kháng sinh thích hợp sẽ giúp ngăn ngừa biến chứng này. Tuy nhiên, những trường hợp chấn thương và các bệnh khác liên quan đến hẹp niệu đạo không thể lúc nào cũng tránh được và cần phải đến các cơ sở y tế để có thể chẩn đoán và điều trị.
Tình trạng hẹp niệu đạo nếu không được điều trị thì sẽ diễn tiến đến tắc nghẽn hoàn toàn. Điều này có thể gây bí tiểu đột ngột. Tình trạng này phải được xử lý một cách nhanh chóng. Tình trạng tắc nghẽn lâu dài do hẹp niệu đạo có thể ảnh hưởng đến chức năng bàng quang và chức năng thận. Hậu quả cuối cùng có thể diễn tiến đến nhiễm trùng đường tiết niệu nặng, sỏi đường tiết niệu, suy thận, vô sinh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.