Sự sống trên trái đất nhiều khả năng bắt nguồn từ thiên thạch

27/04/2022 17:27 GMT+7

Báo cáo đăng trên chuyên san Nature Communications đã cung cấp những chứng cứ ủng hộ các giả thuyết cho rằng những nền tảng của sự sống trên trái đất đích thực xuất phát từ vũ trụ.

Thiên thạch Murchison

christie's

Dựa vào những kỹ thuật phân tích hóa học tối tân, các nhà nghiên cứu của Đại học Hokkaido (Nhật Bản) giờ đây chứng minh được toàn bộ các gốc cơ sở cần thiết để tạo thành ADN và ARN, hai cơ sở phân tử của di truyền, có thể tìm thấy bên trong những thiên thạch nhỏ lao xuống bề mặt địa cầu từ không gian xa xôi.

Những hợp chất cơ bản nhất của vật liệu di truyền không phải đại diện cho sự sống ngoài hành tinh, thay vào đó là kết quả của tương tác hóa học diễn ra trên các tiểu hành tinh trong quá trình di chuyển trong không gian. Đến khi một tiểu hành tinh lao vào khí quyển địa cầu và rơi xuống đất, nó có thể tạo ra một hoặc nhiều thiên thạch, tùy thuộc vào kích thước ban đầu.

Khi rơi xuống trái đất, các thiên thạch có thể mang theo những hợp chất này và đóng góp vào sự xuất hiện các vật chất di truyền cần thiết cho sự sống sơ khai nhất của địa cầu.

Đội ngũ chuyên gia của Đại học Hokkaido cho hay đã phát hiện những hợp chất trên trong lúc phân tích 3 thiên thạch đã lao xuống trái đất trong các năm 1950, 1969 và 2000.

NASA dự định thám hiểm tìm kiếm sự sống trên Sao Kim

Những thiên thạch này được đặt tên lần lượt là Murchison, Murray và Hồ Tagish. Trong đó, thiên thạch Murchison rơi xuống lãnh thổ Úc vào năm 1969, trong khi thiên thạch Murray được tìm thấy ở bang Kentucky (Mỹ) năm 1950. Còn thiên thạch Hồ Tagish được phát hiện ở tỉnh bang British Columbia (Canada) trong năm 2000.

Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa rõ cần bao nhiêu đợt cấy gốc cơ sở từ thiên thạch để tạo ra môi trường cho phép sự sống cổ xưa nhất được hình thành trên hành tinh chúng ta.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.