Số phận những người bị bạch tạng ở Đông Phi

22/04/2015 14:47 GMT+7

(TNO) Tính mạng của nhiều người bị bạch tạng ở các quốc gia Đông Phi luôn bị đe dọa vì những người xung quanh nghĩ họ có tà thuật. Thi thể họ bị đem bán như một thứ bùa chú ở các thị trường chợ đen.

(TNO) Tính mạng của nhiều người bị bạch tạng ở các quốc gia Đông Phi luôn bị đe dọa vì những người xung quanh nghĩ họ có tà thuật. Thi thể họ bị đem bán như một thứ bùa chú ở các thị trường chợ đen.

Dorothy Mausen, 22 tuổi, công dân Malawi bị bệnh bạch tạng - Ảnh: AFP
Daily Mail ngày 21.4 đưa tin về tình trạng tính mạng của những người bị bệnh bạch tạng ở Đông Phi đang bị đe dọa. Cụ thể, trong vòng 6 tháng, đã có 15 trường hợp người bị bạch tạng, hầu hết là trẻ em, bị giết, bắt cóc và cưỡng hiếp.
Sau khi bị giết, họ bị phanh thây và bán ra thị trường chợ đen, như một thứ tà thuật với mộng tưởng mang lại sự may mắn, tình yêu và sức khỏe. Các pháp sư sẵn sàng trả đến 75.000 USD cho một thi thể bạch tạng để phù phép, theo báo cáo của Hội Chữ thập đỏ thế giới.
Trước tình trạng này, chính phủ các nước Đông Phi như: Malawi, Tanzania, Burundi đã tích cực đưa ra những biện pháp mạnh nhằm bảo vệ những người bị bạch tạng vô tội.
Cụ thể, cảnh sát Malawi được phép bắn bất kỳ người nào có biểu hiện tấn công người bạch tạng. Thủ tướng Tanzania ra lệnh tử hình những người lưu giữ trái phép các bộ phận cơ thể của người bạch tạng trong người. Các trẻ em bạch tạng ở Burundi thì được ở nơi an toàn nhất, có sự bảo vệ nghiêm ngặt của cảnh sát.
“Chúng ta không thể nhìn những người bạn bạch tạng bị giết. Tất cả những kẻ vô nhân đạo phải bị trừng phạt”, người đứng đầu cơ quan cảnh sát Malawi, ông Lexen Kachama, tuyên bố, ngay sau trường hợp một thiếu niên bạch tạng 16 tuổi bị bóp cổ đến chết.
Bạch tạng là một hội chứng rối loạn bẩm sinh. Trên thế giới có khoảng 20.000 người mắc bệnh, trong đó phổ biến ở khu vực châu Phi, phía nam sa mạc Saharan.
Sau đây là một số hình ảnh về những người bị bạch tạng:
Catherine Amidu (12 tuổi), nơi em sống đã có 6 người bạch tạng bị giết hại
- Ảnh: AFP
Femia Tchulani (42 tuổi), luôn sống trong nỗi lo sợ bị giết - Ảnh: AFP
Bé trai bạch tạng bên cha mẹ ở Malawi - Ảnh: AFP
Mainasi Issa (23 tuổi), đang được cảnh sát Malawi bảo vệ - Ảnh: AFP
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.