Tiền hô hậu ủng

02/09/2015 08:57 GMT+7

Giữa khi cả trăm ngàn người Nhật Bản xuống đường phản đối tăng cường vai trò và phạm vi hoạt động của lực lượng phòng vệ ở bên ngoài phạm vi lãnh thổ, Bộ Quốc phòng nước này đề nghị mức ngân sách quốc phòng lớn nhất lịch sử cho tài khóa tới.

Giữa khi cả trăm ngàn người Nhật Bản xuống đường phản đối chủ định của Thủ tướng Shinzo Abe tăng cường vai trò và phạm vi hoạt động của lực lượng phòng vệ ở cả bên ngoài phạm vi lãnh thổ, lãnh hải quốc gia, Bộ Quốc phòng nước này chính thức đề nghị mức ngân sách quốc phòng lớn nhất trong lịch sử cho tài khóa tới.

Người dân Nhật Bản biểu tình phản đối dự luật quốc phòng của Thủ tướng Shinzo Abe trước tòa nhà quốc hội
- Ảnh: Reuters
Con số cụ thể là 42 tỉ USD, tăng 2,2% so với tài khóa hiện tại (sẽ kết thúc vào tháng 3.2016).
Đây là bằng chứng mới cho thấy chính phủ của ông Abe kiên định như thế nào với chủ ý tái diễn dịch hiến pháp hiện hành để làm thay đổi cơ bản cả bản chất lẫn vai trò và phạm vi hoạt động cho Lực lượng phòng vệ Nhật Bản.
Mục đích ông Abe theo đuổi ở đây là đối phó với Trung Quốc, củng cố liên minh quân sự với Mỹ và gây dựng vai trò chính trị an ninh, quân sự to lớn hơn cho Nhật Bản ở khu vực, châu lục và trên thế giới. Theo những định hướng chính sách ấy thì việc Bộ Quốc phòng Nhật Bản đề nghị tiếp tục tăng ngân sách cho thời gian tới không những không khó hiểu mà thậm chí còn rất logic, không khác gì “tiền hô hậu ủng”.
Tăng cường vũ trang, phát triển lực lượng trên biển, xây dựng nhân lực và vật lực để có khả năng tham gia những hoạt động quân sự chung của Liên Hiệp Quốc và với Mỹ ở các nơi trên thế giới đều là những công việc cụ thể nhằm triển khai thực hiện chủ ý nói trên của ông Abe và đều rất tốn kém trong thời gian dài, chứ không chỉ trong tài khóa tới.
Cái giá chính phủ Nhật Bản phải trả rất đắt về tài chính và đối nội nhưng rõ ràng hiện vẫn chưa đến mức quá đắt đối với ông Abe và giới quân sự nước này.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.