Năm 2017, Trung Quốc hoàn tất quân sự hoá các đảo nhân tạo ở Biển Đông

31/08/2015 11:27 GMT+7

(TNO) Đến năm 2017, Trung Quốc sẽ xây xong các cảng, doanh trại, tường thành, đường băng, hệ thống radar tầm xa… trên các đảo nhân tạo để triển khai các hoạt động quân sự và có thể ngăn cản tự do hàng hải ở Biển Đông, theo báo Úc.

(TNO) Đến năm 2017, Trung Quốc sẽ xây xong các cảng, doanh trại, tường thành, đường băng, hệ thống radar tầm xa… trên các đảo nhân tạo để triển khai các hoạt động quân sự và có thể ngăn cản tự do hàng hải ở Biển Đông.

Trung Quốc đã hoàn tất giai đoạn bồi dắp, xây dựng xong các đảo nhân tạo ở Trường Sa - Ảnh: ReutersTrung Quốc đã hoàn tất giai đoạn bồi dắp, xây dựng xong các đảo nhân tạo ở Trường Sa - Ảnh: Reuters
Thông tin trên được đăng tải trên báo Úc Sydney Morning Herald ngày 31.8, dẫn nhận định từ giới chức quân sự nước này.
Dù vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc đã bồi đắp, xây dựng xong một loạt đảo nhân tạo và không có dấu hiệu cho thấy nước này sẽ không tiếp tục “vòng 2”, một quan chức nhận định.
Sydney Morning Herald dẫn lại tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hồi tháng 5 vừa qua yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hoạt động bồi đắp ở Biển Đông và nói đến kế hoạch “bay xuyên qua” và “cho tàu, thuyền xuyên qua” vùng 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp.
Những tuyên bố mạnh mẽ như thế này cũng được chính phủ Úc cùng hàng loạt quốc gia khắp thế giới ủng hộ, cả những nước có tranh chấp lẫn không tranh chấp ở Biển Đông. Bản thân Tư lệnh hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, đô đốc Scott Swift cũng đã bay tuần tra ở Biển Đông, hoạt động mà Mỹ gọi là “thường xuyên”. Chuyến bay trước đó hồi tháng 5 với sự có mặt của phóng viên hãng truyền thông CNN đã gây sự chú ý khắp thế giới.
Công trình phi pháp của Trung Quốc trên Đá Xu Bi - Ảnh Mai Thanh HảiCông trình phi pháp của Trung Quốc trên Đá Xu Bi - Ảnh Mai Thanh Hải
Tuy nhiên, máy bay Mỹ cũng chỉ bay ngoài khu vực 12 hải lý, theo Fairfax. Các nguồn tin từ giới chức quân sự, quốc phòng của Mỹ cũng cho biết rằng lời hứa “bay xuyên qua” và “cho tàu, thuyền xuyên qua” chưa bao giờ được thực hiện, và 2 chuyến bay do thám của Mỹ trên Biển Đông bay cách khu vực 12 hải lý xa hơn so với thông tin được đưa vào thời điểm đó.
Giữa lúc Mỹ và các đồng minh còn đang loay hoay rút ngắn khoảng cách giữa lời nói và hành động, các đội tàu đông đúc của Trung Quốc đã hoàn tất bồi đắp, xây dựng phi pháp, trong đó bao gồm việc xây dựng đường băng thứ 2 dài 3.000 mét trên đá Xu Bi, đủ rộng cho máy bay loại lớn của quân đội của Trung Quốc hoạt động.
Các hoạt động kể trên đã được hoàn tất trước chuyến thăm Mỹ sắp tới của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, khiến Trung Quốc có thể thoải mái giảm tới khoảng 90% hoạt động ở quần đảo Trường Sa trong những tuần vừa qua, theo tiết lộ từ các nguồn tin tiếp cận được với hình ảnh chụp từ vệ tinh.
Trung Quốc đã xây xong đường băng trên Đá Xu Bi -  Ảnh vệ tinh Digital GlobeTrung Quốc đã xây xong đường băng trên Đá Xu Bi -  Ảnh vệ tinh Digital Globe
Báo Sydney Morning Herald dẫn ý kiến của một số chuyên gia hoạch định chiến lược quân sự cho rằng Trung Quốc sẽ còn hoạt động khá thoải mái trong khu vực cho tới ít nhất năm 2017, khi Lào kết thúc nhiệm kỳ chủ tịch ASEAN và chính quyền mới của Mỹ đi vào vận hành.
Tuy nhiên, nhiều quan chức của Úc và Mỹ nhận định rằng dù Trung Quốc đã thắng ở mức độ chiến thuật gần nhưng lại thua trong cuộc chơi chiến thuật tầm xa: hàng loạt quốc gia trong khu vực thắt chặt quan hệ an ninh với nhau và với Mỹ nhằm đối phó Trung Quốc.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.