Kiểu gì cũng tai hại

29/01/2015 08:00 GMT+7

Một phần cơn ác mộng đối với EU về diễn biến ở Hy Lạp đã trở thành sự thật khi chính phủ mới ở nước này không đồng tình với tuyên bố chung của EU phê phán Nga và tăng cường trừng phạt Nga. Tân Thủ tướng Alexis Tsipras cho biết đã không được tham vấn trước nên không nhất trí với tuyên bố của EU.

Một phần cơn ác mộng đối với EU về diễn biến ở Hy Lạp đã trở thành sự thật khi chính phủ mới ở nước này không đồng tình với tuyên bố chung của EU phê phán Nga và tăng cường trừng phạt Nga. Tân Thủ tướng Alexis Tsipras cho biết đã không được tham vấn trước nên không nhất trí với tuyên bố của EU.

Theo quy trình tham vấn trong EU, thành viên nào không trả lời trong thời hạn nhất định thì coi như đồng tình. Có thể chính phủ mới ở Hy Lạp chưa tỏ tường quy trình ấy hoặc hoạt động của bộ máy hành chính có vấn đề. Nếu đúng vậy thì sẽ tai hại đối với chính phủ mới ở Hy Lạp vì bị xem là không thể chuyên nghiệp và càng trở nên cá biệt trong tập thể EU.
Nhưng sẽ rất tai hại cho EU nếu chính phủ mới ở Hy Lạp dùng điều kiện về đồng thuận quan điểm đối ngoại và an ninh giữa các thành viên để gây áp lực buộc EU phải nhượng bộ yêu sách trong chuyện cứu trợ tài chính. Trong EU, những quyết sách chung về đối ngoại, an ninh, thương mại và ngân sách đòi hỏi phải được tất cả các thành viên nhất trí. Như thế chẳng khác gì Hy Lạp có quyền phủ quyết. Trong chiến dịch vận động tranh cử, ông Tsipras đã công khai phản đối trừng phạt Nga và thế mạnh nhất của EU trong quan hệ với Nga hiện tại là sự thống nhất nội bộ. Hy Lạp phản ứng như thế, dù với mục đích gì, đều tạo cơ hội cho Nga tác động phân hóa nội bộ EU. Nếu đây là chủ ý của chính phủ mới ở Hy Lạp và nếu EU không nhượng bộ về cứu trợ tài chính thì khủng hoảng chính trị sẽ không thể tránh khỏi.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.