Đi vòng kiềng trong tư duy

20/12/2014 08:10 GMT+7

Nghị viện châu Âu (EP) vừa thông qua nghị quyết không mang tính ràng buộc với nội dung công nhận về nguyên tắc nhà nước Palestine nhưng chỉ chính thức công nhận với điều kiện là tiến trình hòa bình Trung Đông được khởi động trở lại.

Nghị viện châu Âu (EP) vừa thông qua nghị quyết không mang tính ràng buộc với nội dung công nhận về nguyên tắc nhà nước Palestine nhưng chỉ chính thức công nhận với điều kiện là tiến trình hòa bình Trung Đông được khởi động trở lại.

Nghị viện châu Âu vừa thông qua nghị quyết không mang tính ràng buộc, công nhận về nguyên tắc nhà nước Palestine - Ảnh: Reuters
Về chính trị, đây là bước chuyển nhận thức mới của EP. Trong thực chất, nghị quyết lại ngăn cản xu hướng mạnh mẽ ở các nước thành viên EU là ngày càng có thêm nghị viện và chính phủ công nhận nhà nước Palestine như chính phủ Thụy Điển hay quốc hội Anh và Tây Ban Nha trong thời gian gần đây.
Không thể phủ nhận dụng ý tích cực của EP là tìm cách tác động, kể cả gây áp lực chính trị, để thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông. Nhưng cách làm lại cho thấy EP bị luẩn quẩn giữa nhận thức đúng đắn và sai lệch về nguyên nhân chính khiến tiến trình này trì trệ và bế tắc lâu nay.
EP muốn dùng sự công nhận nhà nước Palestine để gây áp lực đối với Israel. Nhưng điều kiện nói trên khiến nghị quyết gần như chẳng có tác dụng thực tiễn gì bởi nó phủ nhận ý nghĩa và tác dụng của việc EP sẵn sàng công nhận nhà nước Palestine cũng như chẳng khác gì trao cho Israel quyền quyết định cuối cùng.
Tiến trình hòa bình Trung Đông không thể được khởi động lại và tiến triển nếu cả Israel lẫn Palestine không cùng sẵn sàng nối lại đàm phán. Chỉ cần Israel không thiện chí thì bế tắc vẫn hoàn bế tắc và EP sẽ không công nhận nhà nước Palestine. Trong khi đó, chính phủ và nghị viện quốc gia các nước thành viên EU không đặt điều kiện tiên quyết vì họ không đi vòng kiềng trong tư duy như EP.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.