Dẫu tượng trưng vẫn tác dụng

15/12/2014 08:28 GMT+7

Tuần tới, Nghị viện châu Âu (EP) sẽ biểu quyết về nghị quyết công nhận nhà nước Palestine. Nội dung cuối cùng còn có thể bị sửa đổi bởi yêu sách của phe cánh hữu nhưng thông điệp cốt lõi vẫn là EP công nhận Palestine là nhà nước độc lập, có chủ quyền và lãnh thổ.

Tuần tới, Nghị viện châu Âu (EP) sẽ biểu quyết về nghị quyết công nhận nhà nước Palestine. Nội dung cuối cùng còn có thể bị sửa đổi bởi yêu sách của phe cánh hữu nhưng thông điệp cốt lõi vẫn là EP công nhận Palestine là nhà nước độc lập, có chủ quyền và lãnh thổ.

Cờ Palestie - Ảnh: Reuters
Nghị quyết này chỉ có ý nghĩa tượng trưng bởi không có tính ràng buộc đối với các quốc gia thành viên nhưng vẫn có tác động chính trị mạnh mẽ với Israel nói riêng và tiến trình hòa bình Trung Đông nói chung.

Việc công nhận như thế là sự hậu thuẫn chính trị quan trọng cho Palestine và gia tăng áp lực lên Israel phải thực sự đàm phán hòa bình với Palestine. Nó cho thấy Israel ngày càng bị cô lập và bị coi là thủ phạm cản trở tiến trình hòa bình. Một khi EP đã công nhận nhà nước Palestine thì áp lực chính trị cũng ngày càng tăng đối với chính phủ các quốc gia thành viên EU.
Trước nghị quyết này, đã có nhiều thành viên EU công nhận nhà nước Palestine. Quốc hội một số thành viên khác cũng đã ra nghị quyết tương tự cho dù chỉ với ý nghĩa tượng trưng.

EP muốn thúc đẩy tiến trình hòa bình và hòa giải ở Trung Đông nhưng đồng thời cũng không muốn để bị quá chậm chân so với quốc hội các nước thành viên EU trong chuyện này. Qua đó, EP còn có thể chứng tỏ vừa chủ động vừa có vai trò về chính sách đối ngoại và an ninh chứ không lép vế so với Ủy ban EU và các chính phủ quốc gia thành viên. Nghị quyết này của EP mở đường và tạo đà cho quốc hội nhiều quốc gia thành viên EU hành động tương tự trong tương lai.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.