Có đối sách, thiếu giải pháp

20/05/2015 10:14 GMT+7

Với quyết định dùng quân đội để tiêu diệt và vô hiệu hóa những băng đảng tổ chức đưa người từ Bắc Phi nhập cảnh trái phép vào các nước thành viên EU, khối này đã trở nên không còn như trước.

Với quyết định dùng quân đội để tiêu diệt và vô hiệu hóa những băng đảng tổ chức đưa người từ Bắc Phi nhập cảnh trái phép vào các nước thành viên EU, khối này đã trở nên không còn như trước.

Người nhập cư từ Eritrea (một nước châu Phi) sống trong những túp lều tạm
gần một ga tàu điện ngầm ở Paris (Pháp) - Ảnh: Reuters
Lần đầu tiên kể từ khi được thành lập đến nay, EU tiến hành chiến dịch quân sự như thế với nguy cơ sa lầy vào một cuộc phiêu lưu mạo hiểm rất khó có thể tự thoát được ra nổi.
Nói đó là một cuộc chiến tranh thì không sai, bởi quân đội của các nước thành viên EU sẽ phải sử dụng đến súng đạn, sẽ gây chuyện phá hủy và giết chóc như thường thấy ở mọi cuộc chiến tranh lâu nay. Nhưng nói đấy không phải là chiến tranh thì cũng đúng bởi địch thủ của EU trong chuyện này lại chỉ là những băng đảng chưa được xác định danh tính và địa điểm trú ngụ. Cũng chính vì thế mà quyết định mới rồi chỉ có thể là đối sách tình thế chứ chưa thể là giải pháp thích hợp giải thoát EU ra khỏi cuộc khủng hoảng ấy.
Tấn công vào những băng đảng là cách tiếp cận đúng và cần thiết để giải quyết vấn đề người tị nạn, nhưng chỉ vậy thôi thì chưa đủ. Chừng nào còn có người tìm cách nhập cảnh trái phép vào EU thì chừng đó sẽ vẫn còn có cơ hội và dư địa cho những băng đảng kia hoạt động.
Để đối sách tình thế này trở thành giải pháp khả thi và hiệu quả thì EU còn phải xử lý vấn đề dòng người tị nạn tận gốc rễ của nó là giúp các nước ở châu Phi phát triển kinh tế xã hội, tạo công ăn việc làm, cải thiện điều kiện giáo dục và đào tạo... EU cũng còn phải mở cửa tiếp nhận người tị nạn chính trị cũng như kinh tế một cách hợp pháp. Ở cả hai điểm này, EU hiện vẫn bất đồng quan điểm sâu sắc trong nội bộ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.