Chơi, làm việc và yêu ở Amsterdam

31/01/2012 12:08 GMT+7

Ở Bỉ, muốn xem dân tình ăn chơi ở phố đèn đỏ, lên Brussels hoặc đi Antwerp cũng có. Nhưng tôi cứ nằng nặc rủ đám bạn đi Amsterdam, bởi đây vẫn là chốn vui thú mệnh danh thoáng nhất châu u. Hơn nữa, nơi đây tôi còn được gặp vài người bạn Việt cực thú vị.

Ở Bỉ, muốn xem dân tình ăn chơi ở phố đèn đỏ, lên Brussels hoặc đi Antwerp cũng có. Nhưng tôi cứ nằng nặc rủ đám bạn đi Amsterdam, bởi đây vẫn là chốn vui thú mệnh danh thoáng nhất châu u. Hơn nữa, nơi đây tôi còn được gặp vài người bạn Việt cực thú vị.

 
Cô gái trong khung cửa ở khu đèn đỏ đang chờ khách

Chợ đen và “xế hộp” 25 triệu đồng

Ở Hà Lan tôi gặp Đăng, cô bạn gốc Khánh Hòa tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh trong nước, giờ là thợ nail lành nghề tại chợ đen Zwarte Markt- khu chợ nhà lồng lớn nhất châu u ở Beverwijk.

Đăng hẹn “Khoảng 4h chiều đến Zwarte Markt đợi em rồi cùng lên Amsterdam chơi”. Đúng là hẹn hò kiểu Việt, chả khác nào bảo gặp nhau ở chợ Bến Thành, nhưng mà cổng nào, đường nào? Đằng này Zwarte Markt rộng gấp năm bảy lần, chúng tôi cứ chạy xe vòng vòng không tìm ra.

Koen- anh bạn đi cùng gợi ý “Các tiệm làm móng chắc chỉ ở khu Chinatown, thử hỏi xem sao”. Hai cô gái Hà Lan xinh tươi nhiệt tình chỉ cho chúng tôi đường vào Chinatown, dặn thêm “Phải trả tiền vé vào cổng phía chợ De Bazaar của người Thổ, giá 2,25 euro/người”.

 
Một tiệm nail của người Việt ở chợ đen Zwarte Markt

Vào khu chợ đen này dội lên cảm giác đi mua sắm ở chợ Bến Thành hay chợ Đồng Xuân. Các gian hàng cũng chia lô, chủ lảng vảng khắp nơi chào mời, níu kéo khách í ới. Nhiều mặt hàng giá rẻ, lắm loại bảng hiệu giật mình như “Nhìn đây, chỉ 5 euro/áo khoác”, “Cẩn thận, chỉ còn hàng hôm nay, mai hết”... Người Tàu, người Thổ, người Hà Lan... bán buôn nhộn nhịp.

Hóa ra tìm khu tiệm làm móng không khó, ngay lối vào rộng rãi với hai hàng tượng bán thân cổ điển có biển Nagelstudio`s treo cao. Vừa bước vào đã thấy Đăng đang lúi húi cắt, vẽ móng cho khách. Một phụ nữ Việt đon đả mời chào khách phía ngoài cửa.

Người cười lắc đầu, người giơ tay khoe đã có bộ móng sáng trưng... Đăng bảo trước đây cả dãy này là tiệm nail, giờ chỉ còn 3- 4 tiệm vì cạnh tranh mạnh quá, đua nhau hạ giá đến mức không trụ nổi nữa.

Tiệm nail nào làm ăn khá bây giờ chủ cũng chỉ bỏ túi mỗi tháng từ 5- 6 ngàn euro đã trừ thuế và chi phí khác. Biết chúng tôi sang, Đăng định gọi điện đặt trước mấy món ăn quê nhà như bánh cuốn, xôi, bún bò... của một tiệm Việt ở khu ẩm thực cách đó không xa, nhưng cô thất vọng thông báo “Quán đóng cửa hồi nào em không hay, có lẽ tại ít khách”.

Ôi chán ghê cuộc sống châu u! Nhiều người bạn ở đây đôi lần than thở như vậy. Quỳnh Anh đang ở Rotterdam bận việc không lên Amsterdam dịp này được, gọi điện cho tôi “Mình phải làm ở hãng giặt là, không xin nghỉ đột xuất được.

Cũng chỉ mong kiếm đủ tiền dịp Tết nào đó về ăn chơi, nghỉ dưỡng thoải mái ở quê nhà”. Quỳnh Anh có tâm tư cũng phải, đàng hoàng là bà chủ tiệm trang điểm và cho thuê áo cưới ở TP HCM, kiếm tùng tiệm cũng 20- 30 triệu đồng/tháng, giờ theo chồng sang đây đi làm công, đứng máy giặt là suốt 8 giờ mỗi ngày, lương 8 euro/giờ chưa trừ thuế, so với mức sống ở đây chẳng đáng kể gì.

Đăng cũng than thở, nhưng cô mới 25 tuổi và thông minh, tháo vát nên sang đây 2 năm đã giao tiếp tiếng Hà Lan thành thạo, hai tháng trước thi đậu bằng lái xe, tậu ngay chiếc Mazda lái băng băng! Đăng khoe... xế hộp của mình, cười: “Nhìn cái xe này người mạnh miệng lắm cũng chỉ dám đoán từ 2- 3 ngàn euro, không ai ngờ em mua chỉ 800 euro. Xe cũ, sản xuất từ 1996 nhưng mới chạy được 16.000km, máy móc còn ngon”.

Một người bạn thạo xe trong nhóm chúng tôi ngồi thử xế hộp của Đăng, gật gù “Đồ Nhật, máy móc tốt, chỉ có điều không phải loại xe chạy bằng gas nên hơi tốn nhiên liệu”.

Xe chạy bằng xăng ở châu u bây giờ ít người chuộng, nhưng với Đăng, mua được xế hộp chỉ 25 triệu đồng- tương đương chiếc xe máy ở Việt Nam cũng là tốt rồi: “Tiền mua xe còn rẻ hơn nhiều lần tiền thi bằng lái. Em trượt lý thuyết một lần vì lúc đó chưa thạo tiếng Hà Lan. Nhờ người Việt mách, em đến nhà một người Thổ học thêm, cộng với tiền phiên dịch tốn khoảng 250 euro, lần sau thi gần đạt điểm tuyệt đối. Tổng cộng chi phí học lái xe gần 5 ngàn euro”.

Tỉnh và say bên những khung cửa rèm đỏ!

Ở chợ đen chỉ nói chuyện xế hộp, đến Amsterdam chúng tôi lại sa vào bãi xe đạp khổng lồ. Người Bỉ vốn yêu xe đạp là thế, sang Am thành thấy tình yêu xe đạp còn lớn hơn. Người ở trung tâm Amsterdam đi lại chủ yếu bằng xe đạp còn các xế hộp hạng sang - theo cách gọi ở Việt Nam như Mercedes, Audi, Volvo, BMW... dùng làm taxi chở khách.


Xe đạp có mặt ở khắp nơi. 

Bên ngoài khu phố trung tâm, người ta xây hẳn những Fietspont- cầu để xe đạp nằm bên bờ sông trông như phà chở khách trên dòng Hậu Giang. Khắp các quảng trường, cột đèn, hốc tường đều thấy xe đạp đứng, nằm hoặc chổng ngược hai bánh lên trời. Khung cảnh hơi lộn xộn, nhưng nếu ta có ánh nhìn lạc quan, sẽ thấy đây là một triển lãm sắp đặt ngộ nghĩnh.

Có lúc chúng tôi phá lên cười vì hai chiếc xe đạp khóa chặt nằm chồng lên nhau, chẳng khác nào đang tình tự. Và cách đó không xa, bên cạnh vẻ tráng lệ của Nhà ga trung tâm Amsterdam và những bến thuyền dập dềnh sóng nước thơ mộng, khu đèn đỏ- redlight đã nhấp nháy mời gọi khách ăn chơi đến tình tự. 

Người ta thường chế giễu dân Hà Lan keo kiệt, đi chợ chỉ ngắm, đi du lịch kéo theo toa caravan để khỏi thuê khách sạn, vào làm móng chẳng chịu chi tiền tip..., nhưng đến khu đèn đỏ ở Amsterdam, ta thay đổi ngay cách nghĩ.

 
Bảo tàng tình dục ở Amsterdam luôn có khách.

Ai đến Hà Lan mà chẳng tò mò ghé qua khu redlight. Hẳn vậy. Nhưng trước khi xâm nhập nơi... người thật việc thật, có hẳn Bảo tàng tình dục - Sex Museum phía đầu phố với giá vé vào tham quan 4 euro, 3 tầng trưng bày sex qua từng thời kỳ! Khách vào xem cũng lắm mà đứng phía trước chụp ảnh kỷ niệm cũng nhiều.

Sự cởi mở về tình dục thoáng đến mức chúng tôi dễ dàng bắt gặp cặp vợ chồng trung niên nắm tay nhau dạo bước dọc những ô cửa lồ lộ các cô gái mặc bikini đứng uốn éo mời chào. Một cô gái tóc nâu xinh đẹp thò đầu vào khung cửa mặc cả cho bạn trai đang bẽn lẽn đứng phía xa xa.

Mấy người đàn ông Trung Đông say đắm nhìn hai cô gái tóc vàng mặc đồ bikini phản quang lấp lánh khêu gợi. Ngắm thật gần, thật lâu, rồi tỉnh mộng, bỏ đi cũng không bị nguýt dài.

Kỳ lạ thay, khu vực kinh doanh tình dục lồ lộ này lại có khung cảnh thật lãng mạn. Những ô cửa tình đỏ đèn nằm hai bên con kênh mềm mại thỉnh thoảng lại có vài chú thiên nga trắng, đen thẩn thơ bơi lội. Khách du lịch e thẹn có thể đứng từ bên đường thoải mái phóng cặp mắt tò mò sang bên kia. Chúng tôi men theo những cây cầu nhỏ xinh để sang phố, rồi len lỏi vào vài ngõ nhỏ rất đông đàn ông lại qua.

Thỉnh thoảng, thấy phòng nào có cô gái vẻ mặt vui tươi thì liều mở cửa chọc ghẹo “100 euro nhé”, cô cũng khôi hài đáp lại “Không, 50 euro”. Mỗi phòng nhỏ đều có một chiếc ghế mềm mại để các cô ngồi, một chiếc giường nệm đẹp để... làm việc và khi tấm rèm đỏ kéo lại, nghĩa là các cô đang bận tiếp khách.

Đăng chỉ tay vào một ô cửa nơi có cô gái vội vã mặc áo khoác “Cô này vừa tiếp khách xong, hết ca làm việc rồi đó”. Một số cô gái ở đây là khách hàng ở tiệm nail của Đăng. “Họ chủ yếu là người Hungary, Bulgary. Gái Thái có, nhưng ít.

Cô nào cũng có một ma cô đưa đường chỉ lối, bảo kê và có riêng nhân viên kế toán giúp việc thuế má, giấy tờ tài chính”. Koen có vợ người Việt, không hứng thú với khu đèn đỏ này lắm, dạo bước rất nhanh vì “Lần nào gia đình vợ hoặc bạn bè của vợ sang cũng yêu cầu tôi đưa đến khu này xem. Nhìn nhiều cô ở đây mập, xấu quá, mất cả hứng chứ đừng nói tìm cảm hứng!”.

 

Từng đến Pattaya của Thái Lan, nay dạo khu đèn đỏ ở Amsterdam, tôi cảm thấy dễ thở hơn, có lẽ bởi nơi đây có khung cảnh sông ngòi len lỏi khỏa bớt sự quánh đặc mùi xác thịt, cần sa, đồ chơi tình dục ngồn ngộn.

Bên cạnh tiền đổ vào các khung cửa rèm đỏ, người ăn chơi ở Amsterdam còn chi tiêu khá thoáng tại sòng bài, sàn nhảy. Trong số đám bạn mới quen của Đăng có vài người là chủ nhà hàng Tàu nổi tiếng đắt khách ở khu này.

Không phải dân ăn chơi hạng nhất Am thành nhưng mỗi đêm cuối tuần họ cũng mạnh tay chi từ 25- 30 ngàn euro cho bài bạc. Khía cạnh công bằng của cuộc sống là vậy, người giàu người nghèo đều có cách làm việc và chi tiêu theo kiểu của mình.

Đăng kể dạo này cô đang được nhiều anh Hà Lan đẹp trai ngời ngời theo đuổi, có anh chỉ công chức bình thường, mới quen ba ngày đã bạo tay mua áo khoác Cavalli tặng cô. Ai bảo dân Hà Lan hà tiện?! Tặng quà rồi, hôm sau hỏi “Đến nhà anh ngủ chung nhé”.

Đăng quả quyết cô không tìm thấy tình yêu đích thực ở nơi này, dù đã mở lòng. Mục tiêu mới của cô là sang Brussels (Bỉ) hoặc Mỹ để mở tiệm nail riêng, khi đó sẽ không bỏ phí kiến thức quản trị kinh doanh đã học và tìm cơ hội đoàn tụ với tình yêu đầu đang chờ đợi cô ở quê nhà.

Khắp các quảng trường, cột đèn, hốc tường đều thấy xe đạp đứng, nằm hoặc chổng ngược hai bánh lên trời. Khung cảnh hơi lộn xộn, nhưng nếu ta có ánh nhìn lạc quan, sẽ thấy đây là một triển lãm sắp đặt ngộ nghĩnh.

Theo Tiền Phong

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.