Phân biệt các hình thức xoay vốn kinh doanh cho hộ kinh doanh cá thể

06/12/2022 16:00 GMT+7

Khi bắt đầu hay mở rộng kinh doanh, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ đều cần vốn để nhập thêm hàng hóa, thiết bị, hay tăng cường hoạt động tiếp thị và quảng bá. Đây là một bài toán khó đối với hầu hết các hộ kinh doanh tại Việt Nam.

Thấu hiểu được nhu cầu này, các ngân hàng luôn đưa ra nhiều hình thức vay vốn để hỗ trợ. Hiện tại, có ba hình thức vay vốn phổ biến, gồm vay thế chấp, vay thấu chi và vay tín chấp. Tùy theo nhu cầu và điều kiện mà các hộ kinh doanh có thể chọn lựa các hình thức vay vốn phù hợp nhất.

Bài toán vốn luôn gây khó cho nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ

Vay thế chấp

Vay thế chấp là hình thức vay khá quen thuộc với nhiều người đang cần nhiều vốn để vận hành mô hình kinh doanh có quy mô lớn.

Điều kiện cho vay thường bắt buộc phải có tài sản thế chấp và mức vay sẽ bằng 80% giá trị tài sản đó. Thời hạn trả gói vay có thể lên đến 25 năm đi kèm mức lãi suất tương đối thấp.

Với các đặc điểm này, hình thức vay thế chấp phù hợp với các doanh nghiệp kinh doanh vừa và lớn hoặc người đang có nhu cầu mua tài sản có giá trị cao như bất động sản. Tuy nhiên, đối với các hộ kinh doanh cá thể với quy mô nhỏ, vay thế chấp lại không phù hợp, Dù có mức lãi suất vay thấp nhưng điều kiện về tài sản thế chấp lại gây khó khăn cho họ khi tiếp cận hình thức vay này.

Vay thấu chi

Dựa vào độ uy tín và lịch sử tín dụng của từng cá nhân, ngân hàng sẽ cho người vay một hạn mức vay vượt mức số tiền thực có trong tài khoản. Đó chính là vay thấu chi. Mức lãi suất vay sẽ tính trên số tiền chi tiêu vượt mức.

Ví dụ cụ thể, hiện tại trong tài khoản bạn có số tiền là 2 triệu đồng và khi bạn thực hiện vay thấu chi, ngân hàng sẽ cho phép hạn mức vượt mức 2 triệu đang có trong tài khoản, tùy thuộc độ uy tín của bạn. Chẳng hạn, ngân hàng sẽ cho bạn chi tiêu số tiền lên đến 20 triệu đồng. Tuy nhiên, bạn chỉ sử dụng 10 triệu trong số vay đó, thì ngân hàng chỉ tính lãi suất trên mức 10 triệu đồng.

Vay thấu chi phù hợp với cá nhân cần tiền để phục vụ cho mục đích chi tiêu mua sắm thiết yếu như mua đồ gia dụng trong gia đình vì thời gian giải ngân nhanh và thủ tục đơn giản. Ngoài ra, ưu điểm của vay thấu chi còn là mức lãi suất vay chỉ được tính khi số tiền chi vượt mức thực tế.

Mặt khác, đối với hộ kinh doanh nhỏ lẻ, mức cho vay thấu chi không cao, thường dao động trong khoảng dưới 100 triệu đồng, nên không đủ đáp ứng được nhu cầu về hoạt động kinh doanh.

Vay tín chấp

Vay tín chấp là hình thức vay không cần thế chấp tài sản hay bảo lãnh, dựa hoàn toàn vào uy tín cá nhân để xét khả năng chi trả khoản vay.

Có thể thấy điều kiện cho vay tín chấp cũng tương tự như vay thấu chi, nhưng mức giải ngân thường cao hơn, đủ cho nhu cầu tiêu dùng tài chính hoặc kinh doanh nhỏ, có thể lên đến 300 triệu đồng. Thời gian trả khoản vay có thể lên đến 36 tháng tùy vào ngân hàng,

So với các hình thức vay khác, vay tín chấp có các điều kiện thuận lợi hơn cho hộ kinh doanh cá thể.

Một trong những ngân hàng hiện nay có các gói vay tín chấp đi kèm nhiều ưu đãi cho các hộ kinh doanh nhỏ tại Việt Nam là KBank - ngân hàng thương mại hàng đầu của Thái Lan.

Gói vay KBank Biz Loan đơn giản, nhanh gọn và hiệu quả. Cụ thể, người Việt Nam có hoạt động kinh doanh ít nhất 3 tháng trong độ tuổi từ 18 đến 60 tuổi hoàn toàn có thể yêu cầu gói vay này.

Đặc biệt, mức vay tín chấp tại KBank từ 10 triệu cho đến 300 triệu đồng khá thuận lợi cho người bắt đầu hoặc mở rộng công việc kinh doanh. Nếu các hộ kinh doanh là đối tác của Sendo, iPOS.vn, Haravan, KiotViet, SmartPay hoặc be sẽ được đơn giản hóa thủ tục vay tại KBank, người vay chỉ cần cung cấp thông tin và thẻ căn cước công dân. Còn khách hàng khác chỉ cần cung cấp thêm sao kê ngân hàng.

KBank Biz Loan là một trong số nhiều kế hoạch mà KBank đang thực hiện với mong muốn hỗ trợ hơn nữa các hộ kinh doanh nhỏ lẻ vốn là thành phần đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Việt Nam.

Tìm hiểu thêm thông tin về KBank Biz Loan và đăng ký vay vốn trực tuyến qua ứng dụng K PLUS Vietnam tại đây.

KBank Biz Loan có nhiều ưu đãi cho hộ kinh doanh nhỏ lẻ
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.