Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh: Sẽ tiếp tục thoái vốn ở DNNN đã cổ phần hóa

24/10/2014 09:00 GMT+7

Theo báo cáo của Chính phủ, sẽ có khoảng 100 doanh nghiệp hoàn thành IPO (bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng) - bước đi quan trọng nhất để cổ phần hóa . Tuy nhiên, cũng đã có không ít tổng công ty lớn thực hiện IPO không thành công.

pho-thu-tuong-vu-van-ninh
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh - Ảnh: Mạnh Quân 

Ngày 23.10, Thanh Niên đã phỏng vấn Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh về vấn đề này:

* Kế hoạch cổ phần hóa hết 432 doanh nghiệp (DN) đến hết năm 2015 liệu có hoàn thành không, khi thực tế, vẫn còn có những vướng mắc nhất định trong quá trình cổ phần hóa, thưa Phó thủ tướng?

- Về cơ bản hiện nay, Chính phủ tháo gỡ hết về mặt chính sách rồi, không còn vướng mắc gì cả. Kế hoạch IPO không phải mới có mà cũng có từ trước rồi. Các bộ làm cũng tương đối tích cực. Phức tạp nhất là khâu định giá DN, đó là khâu khó nhất, nhất là những tồn tại về mặt tài chính. Nhưng cơ bản nay cũng có hướng khắc phục cho nên lộ trình cổ phần hóa hết (432 DNNN) cho đến hết năm 2015 là khả thi. Đến giờ không thấy có cái gì là không có khả năng thực hiện được. Nền kinh tế đã có khởi sắc và các nhà đầu tư nói chung cũng đã quan tâm đến mua, bán cổ phiếu các DN này. Hầu hết các DN sau cổ phần hóa cũng làm ăn hiệu quả lên.

Sắp tới, có nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn hơn sẽ thực hiện IPO. Đây là những DN có quy mô lớn nên quá trình định giá, xử lý tồn tại về tài chính... sẽ mất nhiều thời gian hơn chứ cũng không phải là do có nhiều khó khăn, vướng mắc gì cả.

* Vừa qua Phó thủ tướng cũng đã tiếp xúc, làm việc với nhiều tập đoàn, nhà đầu tư lớn ở nước ngoài, họ có quan tâm và khả năng họ tham gia vào việc đầu tư, mua cổ phần ở những DNNN lớn sắp IPO thế nào?

- Nhà đầu tư nước ngoài họ rất quan tâm. Tất nhiên cũng tùy từng lĩnh vực, mức độ quan tâm khác nhau. Nhưng điều họ quan tâm nhất vẫn là mình mở room (tỷ lệ sở hữu) đến đâu để họ tham gia. Chủ trương mở room đã thống nhất. Có lĩnh vực nhà nước khi cần có sự can thiệp thì mở có mức độ nhưng cơ bản là chúng ta sẽ đi theo hướng mở rộng, có lĩnh vực mở tối đa. Ngay cả lĩnh vực ngân hàng, mình cũng đã cho thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài cơ mà.

Nhiều đơn vị vẫn đề xuất chính sách ưu đãi khi thực hiện IPO, chưa thoát khỏi cơ chế xin cho như Vietnam

* Airlines đề xuất khi bán cổ phần được để lại đầu tư Chính phủ xử lý thế nào?

- Chính phủ chưa duyệt với những đề nghị đó. Nhưng quan điểm của Chính phủ là phải bình đẳng. Nhà nước hay không nhà nước cũng cùng một chính sách như nhau thôi. Như bảo lãnh, có phải chỉ bảo lãnh cho DNNN đâu mà cả những DN ngoài nhà nước, nếu cần, Chính phủ cũng có bảo lãnh. Vay vốn tín dụng ưu đãi bây giờ cũng không có phân biệt. Nhưng cũng có những lĩnh vực cần phải có sự hỗ trợ thì miễn là anh hoạt động hiệu quả, trong đúng lĩnh vực mà Chính phủ thấy cần khuyến khích phát triển thì Chính phủ có hỗ trợ.

Mạnh Quân
(thực hiện)

>> Tập đoàn, TCT nhà nước còn 17.000 tỉ đồng cần phải thoái vốn
>> 3 tập đoàn lớn thoái vốn 1.790 tỉ đồng
>> SCIC tiếp tục thoái vốn toàn bộ tại 2 doanh nghiệp lớn
>> VNPT đẩy mạnh thoái vốn theo Đề án tái cơ cấu
>> Thoái vốn, cổ phần hóa DNNN đều chậm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.