Cần chính sách đủ mạnh

16/10/2014 05:50 GMT+7

Bài Dệt may “lượm” bạc cắc trên Thanh Niên ngày 15.10 nhận nhiều ý kiến phản hồi của bạn đọc, đề nghị ngành dệt may cần tự thay đổi, cùng một chính sách hỗ trợ đủ mạnh của nhà nước .

Dệt, nhuộm quá yếu

Mỗi năm VN sử dụng khoảng 6,8 tỉ m2 vải để sản xuất hàng may mặc, nhưng ngành sản xuất vải trong nước chỉ đáp ứng được 800 triệu m2. Ngành dệt nhuộm sở dĩ không phát triển vì đầu tư quá cao, nhất là khâu nhuộm đầu tư máy móc đã tốn kém, đầu tư khâu xử lý chất thải của nhà máy còn tốn kém hơn. Nếu nhà nước không có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp nhuộm thì dệt may trong nước e khó phát triển được. HUỲNH MINH NGỌC (ngocgocong@yahoo.com)

Nội địa hóa

Cách tốt nhất để ngành dệt may thu về nhiều lợi nhuận là nội địa hóa đầu vào. Muốn vậy, ngành công nghiệp phụ trợ phải phát triển. Dệt may, thời trang luôn đòi hỏi cái mới lạ. Nếu ngành công nghiệp không phát triển thì chúng ta vẫn cứ mãi phải nhập nguyên phụ liệu cho ngành dệt may. NGUYỄN VĂN TRỌNG (trong_nguyenkks@yahoo.com)

Liên kết

Việc liên kết giữa dệt may và các công ty trong ngành công nghiệp thời trang không đủ mạnh, bền vững. Đã đến lúc phải thay đổi cách làm, phải biết liên kết, cùng nhau phát triển thì mới mong không bị các doanh nghiệp nước ngoài đè bẹp. NGUYỄN NGỌC TUYẾT  (ngoctuyet1975@yahoo.com)

Muốn phát triển đồng bộ từ thiết kế, vải, phụ kiện... để cho ra đời một sản phẩm may mặc chất lượng, phải đầu tư từ đào tạo đến sản xuất. Do vậy, để dệt may trong nước phát triển, phải có một lộ trình dài và nỗ lực từ các doanh nghiệp may mặc. TRỊNH THANH THẢO (Q.Tân Phú, TP.HCM)

Ra nước ngoài, thấy hàng hiệu gắn “made in VN”, tôi rất tự hào. Đọc bài này lại thấy buồn cho ngành dệt may chúng ta, chỉ nhận được tiền gia công rẻ mạt. Nhà nước cần có những quyết sách để thay đổi thực trạng này. HUỲNH DƯƠNG NGỌC PHƯƠNG THÚY (Arizona, Mỹ)

Thanh Đông
(thực hiện)

Ban CTBĐ
(tổng hợp)

>> Người khổng lồ' chân đất sét - Kỳ 2: Dệt may 'lượm' bạc cắc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.