Hóa thạch trứng cá mập

21/09/2014 12:30 GMT+7

(TNO) Nhà cổ sinh vật học Dean Lomax cùng các đồng nghiệp tại đại học Manchester, Anh quốc đã phát hiện một hóa thạch trứng cá mập có niên đại 310 triệu năm.

(TNO) Nhà cổ sinh vật học Dean Lomax cùng các đồng nghiệp tại đại học Manchester, Anh quốc đã phát hiện một hóa thạch trứng cá mập có niên đại 310 triệu năm.


  Ảnh: Sci-News

Qua hàng triệu năm tiến hóa, loài cá to lớn ở đại dương đã có cách sinh sản thích nghi với môi trường nhờ đẻ trứng. Cá mập Oviparous đẻ trứng lớn, thường được bọc trong vỏ như da với tua giúp neo chúng vào đá hoặc cỏ dại.

Chính vì cấu trúc mềm, dễ hỏng nên hóa thạch trứng cá mập là cực hiếm. Trong khi mẫu vật vừa phát hiện đã tồn tại khá hoàn hảo qua 310 triệu năm. Trứng hóa thạch này được tìm thấy ở khu vực gần  Doncaster, South Yorkshire, nước Anh.

Trang Sci-News cho biết hóa thạch trứng cá mập được đưa về bảo quản tại bảo tàng Doncaster.

Dean Lomax cho biết các nhà khoa học sẽ cùng ông tiếp tục tìm kiếm thêm những hóa thạch ở khu vực này và hy vọng có thể thu được mẫu hóa thạch của một con cá đã thành hình.

Tạ Xuân Quan

>> Tổ khủng long hóa thạch
>> Hóa thạch cá voi tấm sừng hàm quý hiếm
>> Hóa thạch khủng long bốn cánh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.