Nên đa dạng vùng, miền

27/08/2014 03:00 GMT+7

Đó là một trong nhiều ý kiến của bạn đọc về bài viết Chỉ có một giọng Việt trên Thanh Niên số ra ngày 26.8.

Đó là một trong nhiều ý kiến của bạn đọc về bài viết Chỉ có một giọng Việt trên Thanh Niên số ra ngày 26.8.

Đừng phân biệt

Ngày xưa cuộc sống của số đông người Việt bó hẹp trong phạm vi huyện, tỉnh, ít giao lưu với vùng miền khác. Ngày nay, giao thông thuận lợi, kinh tế mở cửa nên điều kiện đi lại, giao lưu giữa các vùng miền trở nên phổ biến. Vì vậy, người miền Nam giờ không nghe “lạ” khi nói chuyện với người miền Bắc, miền Trung và ngược lại. Trong xu thế đó, ai ở đâu, nói thế nào, miễn nói tiếng Việt là hiểu ngay. Vì thế, không nên có sự phân biệt giọng miền Nam, Bắc, Trung.

Nguyễn Ngọc Thuận
(ngocthuan_nguyen@gmail.com)

Miễn không nói ngọng

Phương ngữ (hay nói nôm na là ngôn ngữ ở một địa phương) là đặc thù của đời sống ngôn ngữ. Ngôn ngữ nào cũng tồn tại phương ngữ. Biên tập viên, phát thanh viên trên sóng truyền hình, theo tôi, nếu là truyền hình địa phương thì nên sử dụng người địa phương đó, nói giọng nơi đó. Riêng phát sóng toàn quốc thì người ở địa phương nào nói cũng được miễn là phát âm chuẩn, rõ ràng.

Trần Trọng Cung
(cung_trongtran12@yahoo.com)

Cần sự đa dạng

Tôi hoàn toàn ủng hộ việc Đài truyền hình quốc gia sử dụng nhiều biên tập viên nói giọng của nhiều vùng, miền khác nhau. Sự đa dạng là cần thiết. Cái gì mới cũng khó chấp nhận nhưng nghe hoài rồi cũng quen. Lúc trước, khi biên tập viên Hoài Anh (nói giọng miền Nam) lên sóng truyền hình chương trình thời sự lúc 19 giờ, nhiều người cũng bỡ ngỡ, giờ nhiều người “nghiện” cô biên tập viên này.

Võ Minh
(nguoilaido@yahoo.com)

Phục vụ nhiều đối tượng

Thậm chí một đài địa phương - nơi có nhiều người ở nhiều vùng miền đến sinh sống như TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội mà sử dụng nhiều biên tập viên nói giọng của nhiều vùng miền khác nhau thì đó là một điều rất đáng trân trọng. Đừng chỉ sử dụng biên tập viên người của thành phố đó bởi cư dân sinh sống ở nơi đó không chỉ có người “gốc” mà còn người ở nhiều vùng miền khác đến sinh sống. Báo chí phải phục vụ nhiều đối tượng khác nhau.

Nguyễn Vân Trang
(trangphuthuan@yahoo.com)

Không có giọng nơi nào là chuẩn

Đất nước ta dù nhỏ nhưng rất đa dạng trong giọng nói. Giọng bắc, trung, nam... cái nào cũng có cái hay riêng và đều là tiếng Việt nên cần được trân trọng. Bảo rằng giọng nào chuẩn hơn giọng nào là cách nói thiếu cơ sở, nếu không muốn nói là có ý phân biệt vùng miền.

Ngô Quang Huy
(quanghuy@yahoo.com)

Nguyễn Ngọc Dung  
Biên tập viên, phát thanh viên nói giọng miền nào cũng là “tiếng nói VN”. Chỉ cần biên tập viên có ngoại hình, có năng lực, đáp ứng được yêu cầu của công việc là đủ.

Nguyễn Ngọc Dung
(Q.5, TP.HCM)

 Nguyễn Thị Thu Hiền
Thế giới phẳng, tiếng Anh do người Anh nói nghe khác chút chút với tiếng Anh do người Việt, người Ấn Độ nói nhưng tựu trung, người nghe sẽ hiểu. Tiếng Việt cũng vậy, miễn người nghe hiểu được là được, đừng có sự phân biệt vùng miền.

Nguyễn Thị Thu Hiền
(Q.Tân Bình, TP.HCM)

Thanh Đông
 (thực hiện)

Ban CTBĐ
(tổng hợp)

>> Bản sắc Việt: Chỉ có một giọng Việt
>> Bản sắc Việt - Đức Thánh Trần huyền thoại hóa lịch sử
>> Bản sắc Việt trong lễ hội mùa xuân
>> Bản sắc Việt trên tà áo dài thí sinh Hoa hậu Việt Nam
>> Xôn xao "Bản sắc Việt Nam
>> Mất bản sắc Việt là mất tất cả

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.