TP.HCM: Chưa dạy toán, tiếng Anh và khoa học theo hướng tích hợp

09/08/2014 15:15 GMT+7

(TNO) Ngày 9.8, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị 'Tổng kết năm học 2013-2014, triển khai nhiệm vụ năm học 2014-2015 và đón nhận quyết định công nhận TP.HCM đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi'.

(TNO) Ngày 9.8, Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức hội nghị 'Tổng kết năm học 2013-2014, triển khai nhiệm vụ năm học 2014-2015 và đón nhận quyết định công nhận TP.HCM đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi'.

 Ông Hứa Ngọc Thuận phát biểu tại buổi lễ tổng kết
Ông Hứa Ngọc Thuận phát biểu tại buổi lễ tổng kết

Vẫn còn tình trạng trấn lột học sinh

Tại hội nghị, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết trong năm học vừa qua, ngành giáo dục thành phố đã gặt hái được nhiều thành công. Cụ thể là việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, đầu tư trang bị cơ sở vật chất phục vụ công tác dạy và học…

Tuy vậy, ngành giáo dục thành phố cũng còn tồn tại nhiều hạn chế. Theo báo cáo của Sở, năm học qua, trên địa bàn thành phố đã xảy ra một số sự việc về an ninh, an toàn liên quan đến trường học rất phức tạp như: tình trạng đối tượng bên ngoài trấn lột học sinh (xảy ra ở quận 3); học sinh tại quận 4, quận 11 sử dụng thuốc ho gây nghiện (recotus)…

Ngoài các nội dung trên, trong năm học vừa qua, ngành giáo dục TP.HCM cũng đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.

Cuối năm 2013, 319/319 xã, phường, thị trấn của thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi.  Năm học 2013-2014, thành phố có 91 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ học bán trú trẻ 5 tuổi đạt 97%.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: “Thành phố cần đột phá hơn nữa trong xác định nội dung trọng tâm, trọng điểm để xây dựng xã hội học tập, huy động nhiều nguồn lực xã hội chăm lo cho giáo dục”.

Chưa thể dạy toán, tiếng Anh và khoa học theo hướng tích hợp

Theo ông Lê Hồng Sơn, trong năm học 2014-2015, ngành Giáo dục TP.HCM sẽ huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng mới, mở rộng mạng lưới trường lớp theo quy hoạch, tăng cường đầu tư trang thiết bị, đồ dùng dạy học hiện đại; xây dựng các trường tiên tiến, hiện đại hội nhập khu vực và quốc tế theo tiêu chí đã được phê duyệt.

 Các đại biểu tham gia lễ tổng kết
Các đại biểu tham gia lễ tổng kết

Ngoài ra, ngành Giáo dục TP.HCM sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả đề án phổ cập và nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp.

Phía Sở GD-ĐT TP.HCM cũng đề nghị UBND TP.HCM chấp thuận một số chủ trương mà ngành giáo dục thành phố đề xuất cho năm học mới.

 
Số liệu từ báo cáo tổng kết của Sở GD-ĐT TP.HCM cho thấy các đơn vị trường học ngoài công lập hiện nay phát triển khá nhanh. Chỉ tính riêng ở bậc mầm non, hệ thống ngoài công lập tính đến cuối năm học vừa qua là 53,80%, THPT là 45,16%. Hiện toàn thành phố có 1.929 đơn vị trường học, 740 trung tâm ngoại ngữ, tin học và bồi dưỡng văn hóa ngoài giờ.
Cụ thể, Sở đề nghị UBND TP.HCM nhanh chóng cho triển khai thí điểm đề án “Đổi mới dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh theo chuẩn tiên tiến” (theo hướng tích hợp).

Trước vấn đề này, ông Hứa Ngọc Thuận, Phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết: “Qua nhiều thông tin của công luận, nên trước kỳ họp HĐND thay mặt UBND TP, tôi đã yêu cầu phải dừng đề án này lại. Vì khi muốn chấm dứt một chương trình thí điểm, phải sơ kết để thấy được việc thí điểm chương trình đó được gì và chưa được gì”.

Ngoài ra, ông Thuận cũng nhấn mạnh: “Chúng ta phải nói rõ vì sao Cambrigde không tiếp tục cung cấp chương trình này cho hệ thống giáo dục công lập. Chúng ta phải rõ ràng, minh bạch để cho phụ huynh học sinh biết”.

“Và cũng từ đó, chúng ta mới rút kinh nghiệm, để chuyển sang chương trình tích hợp. Trong khi chúng ta chưa sơ kết rồi lại chuyển qua thí điểm một chương trình khác thì chắc chắn phụ huynh sẽ không hài lòng”, ông Thuận nói thêm.

Cũng theo ông Thuận, trong tuần tới UBND TP.HCM sẽ làm việc với ngành giáo dục và các bên liên quan, để đánh giá lại chương trình Cambrige. “Chúng tôi sẽ mời cả Hội đồng Anh sang làm việc, để họ nói rõ cho chính quyền thành phố là vì sao lại dừng chương trình. Có phải vì chạy theo lợi nhuận không? Có phải vì thấy rằng việc thí điểm dần có thị trường nên muốn nâng giá lên không? Ngành giáo dục thành phố phải tiếp tục theo dõi và chờ chủ trương của thành phố”.

Bài, ảnh: Minh Luân

>> Phản hồi về loạt bài Lãng phí bảng tương tác
>> E ngại bảng tương tác
>> Giáo dục phổ thông sẽ theo hướng tích hợp và phân hóa
>> Đổi mới dạy học theo hướng tích hợp

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.