Lên phương án đảm bảo an toàn cho lao động Việt Nam tại Libya

29/07/2014 19:12 GMT+7

(TNO) Trước tình hình chiến sự đang có dấu hiệu leo thang tại Libya, chiều nay 29.7, Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Ngoại giao đã có cuộc họp khẩn với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để đảm bảo cho gần 2.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại đây.

(TNO) Trước tình hình chiến sự đang có dấu hiệu leo thang tại Libya, chiều nay 29.7, Bộ LĐ-TB-XH và Bộ Ngoại giao đã có cuộc họp khẩn với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động để đảm bảo cho gần 2.000 lao động Việt Nam đang làm việc tại đây.

>> Giao tranh dữ dội tại Iraq, Libya
>> Mỹ sẽ triển khai tàu chiến và 1.000 binh sĩ đến Libya
>> Libya tiếp tục chìm trong bất ổn
>> Quân đội Libya vây tàu mang cờ Triều Tiên

Ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB-XH) cho hay: “Ngay sau khi tình hình Libya có diễn biến không thuận lợi, Cục đã phối hợp với Vụ Tây Á - Châu Phi (Bộ Ngoại giao) và sứ quán Việt Nam tại Lybia theo dõi, nắm tình hình. Tính đến thời điểm này, có 14 doanh nghiệp đã đưa khoảng 1.750 lao động Việt Nam sang làm việc tại Libya. Một số thành phố có đông lao động Việt Nam như: Tripoli có 211 người, Misrata có 686 người; Al Qubbha có 528 người…

 Lên phương án đảm bảo an toàn cho lao động Việt Nam tại Libya
Lao động Việt Nam tại Libya được đưa về nước năm 2011 - Ảnh: M.Sang

Theo thông tin từ Đại sứ quán, nơi làm việc của các lao động Việt Nam vẫn chưa bị ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, hiện đã có 206 lao động của công ty Sona, chủ sử dụng Thổ Nhĩ Kỳ đã rút khỏi Libya.

“Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình và đề xuất các phương án đảm bảo an toàn cho các lao động Việt Nam tại đây. Trước mắt, tạm dừng đưa lao động sang Lybia. Đồng thời, chỉ đạo doanh nghiệp có kế hoạch chủ động phối hợp với đối tác, các cơ quan chức năng trong từng phương án”, ông Quỳnh cho biết.

Dự kiến, ngày mai 30.7, tại cuộc họp thường của Chính Phủ, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH sẽ báo cáo và trình các phương án đảm bảo an toàn cho các lao động Việt Nam tại Lybia.

Trước đó tháng 3.2011, Việt Nam thực hiện thành công chiến dịch đưa 10.000 lao động Việt Nam tại Libya về nước do bất ổn chính trị. Để đưa được toàn bộ số lao động về nước, ngân sách nhà nước đã chịu chi phí máy bay vận chuyển trên 3.200 lao động (trong đó thuê 9 chuyến bay của Hàng không Việt Nam vận chuyển được khoảng 2.730 lao động). Số còn lại, Việt Nam đã vận động và tranh thủ có hiệu quả sự hỗ trợ của các chủ sử dụng lao động và các tổ chức quốc tế để đưa người lao động về nước.

Tháng 7.2012, Bộ LĐ-TB-XH tiếp tục cho phép các doanh nghiệp thí điểm đưa lao động trở lại Libya làm việc. Đây cũng là quốc gia duy nhất tại châu Phi có ký kết hiệp định hợp tác lao động với  Việt Nam.

T.Hằng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.