Bóng đá và bản sắc

13/07/2014 02:06 GMT+7

Sau một tháng tranh tài đầy sôi động, quyết liệt và không thiếu bất ngờ, vòng chung kết World Cup 2014 sẽ khép lại vào rạng sáng mai sau trận chung kết giữa Argentina và Đức tại Maracana (Brazil).

Sau một tháng tranh tài đầy sôi động, quyết liệt và không thiếu bất ngờ, vòng chung kết World Cup 2014 sẽ khép lại vào rạng sáng mai sau trận chung kết giữa Argentina và Đức tại Maracana (Brazil).

Dù Đức có trở thành đội bóng đầu tiên của châu u giành được chiếc cúp vàng khi World Cup được tổ chức ở Tây bán cầu hay Argentina tiếp tục khẳng định sự thống trị của các đội bóng Nam Mỹ trên sân nhà thì sẽ chẳng có gì khác biệt giữa khái niệm châu u và Nam Mỹ trên các sân bóng.

Argentina đâu chỉ nhảy tango mà đã nhuốm màu thực dụng, người Đức ngoài sự điềm tĩnh, lạnh lùng còn pha chút tiki-taka, chuyền nhanh, chuyển động nhanh và bùng nổ. Đó chính là hai phương cách để giành chiến thắng trong bóng đá: phòng ngự phản công và tấn công.

Đó cũng chính là 2 cách chơi đã bao trùm cả World Cup 2014, biến 32 đội tuyển của 32 quốc gia khác nhau, của các châu lục khác nhau thành những gương mặt từa tựa nhau. Ngày trước, World Cup là nơi hội tụ và tranh tài của những trường phái bóng đá khác nhau, từ ngẫu hứng Nam Mỹ đến La tinh kỹ thuật của bán đảo Iberia, từ Anglo-Saxon đến sức mạnh của vùng Bắc u, từ Catenaccio của người Ý đến bóng đá tổng lực của người Hà Lan… Nói chung, hầu như mỗi đội tuyển đều có bản sắc riêng mà chính điều đó đã tạo nên thương hiệu của họ.      

Ngày nay, World Cup hầu như chỉ còn là cuộc tranh tài giữa bóng đá phòng ngự phản công với bóng đá tấn công khi mọi trường phái đều xích lại gần nhau theo đường bay của quả bóng trong xu thế toàn cầu hóa. Ngoài Tây Ban Nha, 31 đội tuyển còn lại đều chơi gần như nhau, chia theo 2 cách kể trên. Không thể trách được bởi bên cạnh toàn cầu hóa còn là thương mại hóa, đã biến niềm vui trong thi đấu thành quan điểm phải giành chiến thắng bằng mọi giá.

Với quan điểm đó, người ta có thể hy sinh cả trường phái lẫn bản sắc (có thể là cả truyền thống) để cố gắng đi theo một “trường phái” chung được gọi là “công thức chiến thắng”, dù không phải ai cũng thành công. 

Thế nhưng, rất may cho bóng đá, bản sắc chỉ có thể mai một trên sân cỏ chứ trên khán đài thì không. Mỗi trận đấu tại World Cup là một vũ hội hóa trang trên các khán đài, nơi mà người ta có thể hiểu được phần nào về lịch sử, văn hóa, truyền thống hoặc bản sắc của mỗi quốc gia. Đơn giản nhất là họ mặc chiếc áo đấu của đội tuyển quốc gia, cầm cờ tổ quốc, vẽ cờ tổ quốc lên mặt... Chịu khó hơn một chút thì mang theo biểu ngữ, những dụng cụ để cổ động (trống, kèn...), cúp... Phức tạp hơn thì hóa trang thành những nhân vật, những hình tượng biểu tượng của đất nước hoặc những nhân vật của lịch sử (các vị vua, những chiến binh…).

Tất cả đã tạo nên một bức tranh sinh động, đầy màu sắc, lôi cuốn trên các khán đài chứ không nhàn nhạt như cách chơi phòng ngự phản công mà ngay cả những đội bóng lớn cũng đang áp dụng. Tất cả đã tạo nên những cảm xúc dạt dào, cuồng nhiệt mà ngay cả cách chơi tấn công cũng không thể mang lại. Thế nhưng trên tất cả, họ hát và cổ vũ bằng tiếng mẹ đẻ chứ không hề bắt chước theo “ngôn ngữ toàn cầu” mà các đội bóng đang sử dụng.        

Bóng đá cần có khán giả. Không có khán giả, bóng đá sẽ chết. Thế nhưng, ngược lại, các cổ động viên cũng rất cần bóng đá để giải trí, để xả căng thẳng và nhất là qua những lần theo chân các đội tuyển ra thi đấu ở nước ngoài thì sẽ lại là một dịp để họ quảng bá về lịch sử, văn hóa và truyền thống của đất nước mình.  

Nam Khang

>> World Cup đặc biệt ở xóm 'tử thần
>> Cortana dự đoán Đức vô địch World Cup 2014
>> Giá tôm tăng mạnh nhờ... World Cup?
>> Phi hành gia cạo đầu vì thua độ World Cup

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.