Du khách quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng

02/07/2014 15:40 GMT+7

(TNO) Báo cáo Khảo sát ngành dịch vụ khách sạn năm 2014 của Công ty kiểm toán và tư vấn Grant Thornton Việt Nam (thành viên Grant Thornton International Ltd) cho thấy lượng du khách quốc tế đến Việt Nam vẫn tăng mạnh.

(TNO) Sáng 2.7, tại TP.HCM, Công ty kiểm toán và tư vấn Grant Thornton Việt Nam (thành viên Grant Thornton International Ltd) đã công bố Kết quả chương trình Khảo sát ngành dịch vụ khách sạn năm 2014, thực hiện năm 2013 trên toàn quốc.

>> Du khách nói tiếng Hoa tăng trở lại


Đón du khách Nga tại sân bay Phú Quốc - Ảnh: Giang Sơn

Bất chấp tình hình biên Đông “nóng”, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng đầu năm nay vẫn tăng ấn tượng 4
Bất chấp tình hình biển Đông đang “nóng”, lượng du khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng đầu năm nay vẫn tăng ấn tượng - Ảnh: Hoàng Việt

Khảo sát này cho biết năm 2013 Việt Nam đón hơn 7,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 10,6% so năm trước đó, cao hơn mức dự kiến 7,2 triệu lượt khách. Tuy nhiên, tỉ lệ khách quốc tế lưu trú tại các khách sạn từ 3 - 5 sao giảm 2,9% so năm 2012.

Theo Grant Thornton Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm nay (2014), có 14.945 phòng khách sạn từ 3 - 5 sao bị khách hủy. Kết quả này do Grant Thornton Việt Nam khảo sát ở các khách sạn trên toàn quốc.

Bất chấp vấn đề biển Đông “nóng”, ngành du lịch Việt Nam vẫn đón nhận tín hiệu tốt. Cũng theo báo cáo này, trong 6 tháng đầu năm nay, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 4.288.000 lượt, tăng hơn 21% so cùng kỳ năm 2013.

“Lượng khách đến từ Singapore, Malaysia thời gian tới sẽ khôi phục”, đại diện Grant Thornton Việt Nam nhận xét.

Chỉ số về mục đích lưu trú của du khách, báo cáo cho thấy năm 2013 khách du lịch cá nhân và khách đi theo đoàn tiếp tục là 2 nhóm khách chủ lực, chiếm tỉ lệ tương ứng 35,3% và 31,1% trong tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Ngược lại, tỉ lệ khách thương nhân đến Việt Nam giảm 5,3%.

Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là nhóm khách dự hội nghị tăng 2,2%, bởi Việt Nam được đánh giá là điểm đến du lịch về họp hành, ưu đãi, hội nghị, triển lãm.

Cần đẩy mạnh quảng bá, “xóa bỏ” bất lợi

Một chỉ số rất đáng lưu ý là khái niệm nhận thức về môi trường, có đến 72% khách sạn cả nước tham gia khảo sát được đánh giá trên mức trung bình, trong đó có mức tốt đến rất tốt. Các khách sạn 5 sao, tập trung chủ yếu ở miền Nam xếp hạng cao nhất nhận thức về môi trường và trách nhiệm với gần 79%. 

Khảo sát cũng cho thấy, còn 7% khách sạn tham gia khảo sát (chủ yếu các khách sạn 4 sao, phần lớn ở miền Trung và Tây nguyên) xếp hạng dưới mức trung bình về chỉ tiêu nhận thức về môi trường và trách nhiệm.

Thông qua khảo sát thực hiện trong năm 2013 và theo dõi, dự báo tình hình chung cũng như kết quả kinh doanh ngành du lịch 6 tháng đầu năm nay, đại diện Grant Thornton Việt Nam tư vấn, các nhà đầu tư nên đầu tư vào phân khúc khách sạn 3 - 4 sao. Phú Quốc, Cam Ranh là những địa điểm có tiềm năng về du lịch. Đầu tư phân khúc khách sạn hạng 3 sao ở khu vực cao nguyên cũng rất khả quan.

Phí cấp visa còn cao

Trong phần dự báo tình hình hoạt động ngành du lịch năm 2014 và sau đó, lãnh đạo Công ty Grant Thornton Việt Nam lưu ý phí cấp visa cho khách du lịch quốc tế của Việt Nam cao hơn các nước láng giềng, thủ tục cấp visa phức tạp là bất lợi cho hoạt động du lịch Việt Nam. Nguồn nhân lực đã được đào tạo trong lĩnh vực giải trí và du lịch là một thách thức, nhất là các khách sạn cao cấp.

“Việt Nam cần có nhiều nỗ lực hơn trong việc quảng bá, tiếp thị hình ảnh du lịch đến các thị trường có mức chi tiêu cao hơn cho du lịch, như châu Âu, Bắc Mỹ. Tận dụng ưu điểm đang được đánh giá là điểm đến du lịch hội họp, chiêu đãi, hội nghị, triển lãm, Việt Nam nên đẩy mạnh tiếp thị lĩnh vực này”, đại diện Grant Thornton Việt Nam tư vấn.

Hoàng Việt

>> Du lịch trái cây
>> Phát triển vườn cây ăn trái gắn với du lịch
>> Du lịch cùng 'người' các tông
>> Bình Phước cấm DN lữ hành đưa khách du lịch vào Casino
>> TP.HCM đón đoàn doanh nghiệp du lịch và báo chí Đài Loan

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.