Chuyên gia Mỹ: NATO đem quân đến Ba Lan khiến thế giới bất ổn

24/04/2014 16:40 GMT+7

(TNO) Việc NATO tăng cường hiện diện quân sự tại Ba Lan là một diễn tiến nguy hiểm và mang tính khiêu khích, một giáo sư người Mỹ nói với hãng tin RIA Novosti (Nga).

(TNO) Việc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây dương (NATO) tăng cường hiện diện quân sự tại Ba Lan là một diễn tiến nguy hiểm và mang tính khiêu khích, có thể dẫn đến một cuộc "khủng hoảng tên lửa Cuba" thứ hai, một giáo sư người Mỹ nói với hãng tin RIA Novosti (Nga).

>> Quân Mỹ triển khai tại Ba Lan, Baltic
>> Mỹ điều 600 binh sĩ đến Ba Lan và các nước Baltic
>> Mỹ gửi 10.000 quân đến Ba Lan?


Một binh sĩ Mỹ đứng cạnh bệ phóng tên lửa đất đối không Patriot tại một căn cứ quân sự ở Ba Lan - Ảnh: Reuters

“Đây là một diễn tiến cực kỳ nguy hiểm và mang tính khiêu khích trong căng thẳng giữa Mỹ và Nga phát sinh từ cuộc khủng hoảng Ukraine”, ông Francis Boyle, một giáo sư tại Trường đại học Illinois (Mỹ) bình luận.

“Tôi cảm thấy tiếc khi phải nhận định đây là một bước tiến theo hướng có thể làm tái diễn cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba”, chuyên gia này nói.

Trong thời gian từ ngày 16.10 đến ngày 28.10.1962, thế giới đứng trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô liên quan đến việc Moscow triển khai tên lửa hạt nhân đến Cuba.

Cuộc khủng hoảng được giải quyết sau khi Mỹ cam kết không xâm chiếm Cuba đồng thời rút tên lửa được triển khai ở châu u nhằm vào Liên Xô. Đáp lại, tàu chở tên lửa của Liên Xô quay về nước.

Vào ngày 23.4, để trấn an Ba Lan trước tình hình khủng hoảng tại Ukraine, Mỹ đã gửi 150 binh sĩ đồn trú tại Ý đến quốc gia thành viên NATO này; một nhóm 450 binh sĩ Mỹ khác sẽ được điều động đến Estonia, Lithuania và Latvia (các nước vùng Baltic) trong những ngày sắp tới, theo AFP.

Giáo sư Boyle nhận định mối quan tâm chính của Mỹ khi hợp tác với Ba Lan và các nước châu u khác chỉ là nhằm chọc tức Nga.

“Mỹ đang lợi dụng Ba Lan để bao vây và khiêu khích Nga nhiều hơn nữa. Chính sách quốc phòng của Ba Lan, cũng như của 3 nước Baltic là Estonia, Lithuania và Latvia, đều là không đối đầu với Nga”, theo chuyên gia Mỹ. 

“Tuy nhiên, chúng ta đang được chứng kiến NATO tăng cường lực lượng tại toàn bộ 4 nước nói trên và điều này cực kỳ nguy hiểm”, ông Boyle nói thêm.

Alice Slater, Giám đốc Quỹ Hòa bình Kỷ nguyên Hạt nhân có trụ sở tại New York (Mỹ), nói với RIA Novosti rằng NATO đã hoàn thành trách nhiệm lịch sử và đã đến lúc giải tán tổ chức này.

“Đây (ý chỉ việc NATO tăng cường hiện diện quân sự tại Ba Lan) là một sai lầm lớn và tôi hy vọng diễn biến hòa bình của Mỹ và diễn biến hòa bình của châu u có thể phát huy hiệu quả để ngăn NATO. Nếu chúng ta cần giữ gìn hòa bình thì chúng ta nên thực hiện điều này thông qua Liên Hiệp Quốc”, bà Slater bình luận.

“Chúng ta nên bãi bỏ quyền phủ quyết của Hội đồng Bảo an để có thể có một cuộc bỏ phiếu công bằng. Sẽ không có một thế lực nào thống trị toàn bộ những nước khác. Đây là thế kỷ 21 mà chúng ta lại đang đi ngược về thế kỷ 20, điều này thật điên rồ”, bà Slater bức xúc.

Hoàng Uy

>> Tàu chiến NATO vào biển Đen
>> Nga đòi NATO giải thích về việc tăng cường lực lượng quân sự ở Đông u
>> Ba Lan gấp rút triển khai lá chắn tên lửa
>> Ba Lan đóng cửa lãnh sự quán ở Crimea
>> Mỹ tăng hỗ trợ quân sự cho Ba Lan và 3 nước vùng Baltic
>> Thủ tướng Ba Lan lo ngại về tình hình Ukraine  

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.