Mỹ và EU áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga

18/03/2014 09:20 GMT+7

(TNO) Mỹ và châu u bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga sau khi Crimea tuyên bố độc lập, ly khai Ukraine và sáp nhập vào Nga.

(TNO) Mỹ và châu u bắt đầu áp dụng các biện pháp trừng phạt Nga sau khi Crimea tuyên bố độc lập, ly khai Ukraine và sáp nhập vào Nga.

Nước Mỹ đã áp lệnh trừng phạt bảy quan chức Nga, bao gồm Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin, và bốn người Ukraine, bao gồm cả Tổng thống Ukraine bị phế truất Viktor Yanukovych, theo AFP ngày 18.3. 

Lệnh trừng phạt của Mỹ bao gồm cấm đi lại, đóng băng tài sản của những người này ở Mỹ và cấm người Mỹ làm ăn, hợp tác kinh doanh với những người trong danh sách trừng phạt.

“Nếu Nga tiếp tục can thiệp vào Ukraine, chúng tôi sẵn sàng áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt khác”, Tổng thống Mỹ Obama tuyên bố.

EU cũng áp dụng lệnh cấm đi lại và đóng băng tài sản 21 quan chức Nga và Ukraine.

Ông Obama cho rằng vẫn còn các biện pháp ngoại giao cho cuộc khủng hoảng Ukraine nếu Nga rút hết quân về các căn cứ của họ ở Crimea, cho phép các quan sát viên quốc tế vào Crimea.

Nhưng có lẽ các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU cũng không thể ngăn cản được Tổng thống Nga Vladimir Putin, theo AFP.

Vài ngày 17.3, ông Putin đã ký một sắc lệnh, theo đó công nhận Crimea là một nước cộng hòa độc lập, sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 16.3 với đại đa số cử tri Crimea ủng hộ việc ly khai Ukraine, sáp nhập vào Nga.

Mỹ, chính quyền lâm thời Ukraine và phương Tây đã lên án cuộc trưng cầu dân ý Crimea là bất hợp pháp.

Tổng thống thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cho biết ông “thất vọng và quan ngại” về cuộc trưng cầu dân ý Crimea ngày 16.3.

EU tạm gác trừng phạt kinh tế Nga

Ngoài các biện pháp trừng phạt kể trên, các biện pháp trừng phạt kinh tế mà EU dự tính áp dụng với Nga đang tạm thời bị gác qua một bên. Một số nước thành viên EU ở Đông u và một số công ty lớn của Đức quan ngại sự tức giận của Nga sẽ gây ảnh hưởng đến họ.

“Cùng với một số ít thành viên EU khác, chúng tôi ít quan tâm đến các biện pháp trừng phạt” và khu vực Đông u sẽ là “kẻ bại trận lớn nhất” nếu EU trừng phạt kinh tế Nga, Thủ tướng Bulgaria Plamen Orecharski cho biết.

Các nhà quan sát cho rằng EU "dè dặt" trừng phạt Nga liên quan đến tình hình khủng hoảng Ukraine, bởi vì Nga, nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới, có thể đe dọa không cung cấp khí đốt cho châu u. Một số quốc gia EU vẫn còn phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt tự nhiên từ Nga.

Một lãnh đạo (giấu tên) của Tập đoàn năng lượng Đức EON cảnh báo bất kỳ hành động làm “tổn hại quan hệ với Nga một cách thiếu suy nghĩ” sẽ gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp Đức.

Người Đức nói chung quan ngại nếu EU áp dụng các lệnh trừng phạt Nga, theo AFP.

Kết quả một cuộc khảo sát đăng trên tờ báo Đức Handelsblatt hôm 13.3 cho thấy 2/3 dân Đức phản đối lệnh trừng phạt Nga vì lo ngại Nga ngừng xuất khẩu khí đốt tự nhiên cho Berlin nếu Moscow bị trừng phạt.

Phúc Duy

>> Vì sao EU ‘dè dặt’ trừng phạt Nga?
>> Nga công nhận Crimea là quốc gia độc lập
>> Crimea giải tán các căn cứ quân sự Ukraine
>> Crimea tuyên bố độc lập, sáp nhập vào Nga
>> Truyền thông Nga ca ngợi kết quả cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea
>> Phương Tây chuẩn bị trừng phạt Nga sau cuộc trưng cầu dân ý Crimea
>> Điều gì sẽ tiếp diễn sau cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea?
>> Ông Putin nói với ông Obama: Cuộc trưng cầu dân ý Crimea là hợp pháp
>> Hàng ngàn người dân ăn mừng kết quả trưng cầu dân ý Crimea sáp nhập Nga

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.