Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 2)

11/01/2014 16:00 GMT+7

(TNO) Lúc 11 giờ 30 ngày 17.1.1974, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đã có mặt tại quần đảo Hoàng Sa. Trước đó, ngày 16.1.1974, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) do Hải quân trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng đã có mặt tại quần đảo Hoàng Sa. HQ-4 tiến gần đảo Quang Ảnh (Money Island), còi tác chiến vang lên. Tất cả thủy thủ đoàn đã sẵn sàng ở vị trí chiến đấu.

Ngày N+1: Chạm trán ở Hoàng Sa

Lúc 11 giờ 30 ngày 17.1.1974, khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) đã có mặt tại quần đảo Hoàng Sa. Trước đó, ngày 16.1.1974, tuần dương hạm Lý Thường Kiệt (HQ-16) do Hải quân trung tá Lê Văn Thự làm hạm trưởng đã có mặt tại quần đảo Hoàng Sa. HQ-4 tiến gần đảo Quang Ảnh (Money Island), còi tác chiến vang lên. Tất cả thủy thủ đoàn đã sẵn sàng ở vị trí chiến đấu.  

 

Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân - Kỳ 2
Tàu HQ-4 mà ông Lữ Công Bảy từng làm hạ sĩ quan giám lộ
- Ảnh: Tư liệu

Chuyên đề: 40 năm hải chiến Hoàng Sa
>> Hải chiến Hoàng Sa qua hồi ức một cựu quân nhân (kỳ 1)

Lúc 14 giờ, trung đội Biệt hải đã đổ bộ lên rìa đảo an toàn và lệnh tiến sâu vào đảo lục soát. Báo cáo từ toán quân gửi về không phát hiện được gì ngoài vài nấm mộ hình như mới đắp. Đầu mộ không có bia đá, chỉ có cọc gỗ và bảng gỗ có bằng chữ Tàu ghi ngày sinh và ngày chết từ rất lâu, hàng mấy chục năm trước.

 
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 6: Không quân Việt Nam Cộng Hòa lên kế hoạch giành lại Hoàng Sa
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 5: Bỏ mình vì nước
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 4: Nổ súng chống giặc
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 3: Tương quan lực lượng
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 2: Hành quân giữ đảo
>> Hải chiến Hoàng Sa - 40 năm nhìn lại - Kỳ 1: Trung Quốc nuốt dần Hoàng Sa
Các chiến sĩ Biệt hải được lệnh đào bới các nấm mộ lên thì bất ngờ vì dưới mộ chẳng thấy xương cốt gì cả. Giả thiết cho rằng đây là mộ ngụy tạo mà ai đó đã cố ý dựng lên để chứng tỏ người Trung Quốc đã từng sống trên đảo này.

Lúc 16 giờ 30 phút, trung đội Biệt hải được lệnh rút về tàu. Đến xế chiều, từ phòng tác chiến báo cáo lên Đài chỉ huy, qua hệ thống ra đa tầm xa đã phát hiện hai mục tiêu trên biển đang di chuyển đến quần đảo Hoàng Sa. Từ nóc đài chỉ huy, các bộ phận quan sát bằng ống nhòm đã nhìn thấy hai tàu chiến lạ. Trung tâm tác chiến được lệnh theo dõi và báo cáo thường xuyên mọi hoạt động, hướng đi và khoảng cách của hai tàu trên.

Đêm 17 rạng ngày 18.1 là một đêm cực kỳ căng thẳng. Còi nhiệm sở tác chiến báo động suốt đêm. Tàu chiến và tàu đánh cá Trung Quốc cố tình khiêu khích tiến sâu vào lãnh hải Hoàng Sa. HQ-4 và HQ-16 dùng tín hiệu cảnh báo, tàu chiến Trung Quốc dùng tín hiệu đèn đáp trả nội dung bằng tiếng Anh được dịch như sau:

HQ-4: Đây là lãnh hải của Việt Nam Cộng Hòa yêu cầu các anh hãy rời khỏi đây ngay!

Trung Quốc: Từ ngàn xưa mọi người đều biết đây là lãnh hải của Cộng hòa Nhân dân Trung hoa, yêu cầu các anh hãy rời khỏi đây!

HQ-4: Từ 1802, vua Gia Long đã xác nhận chủ quyền quần đảo là của Việt Nam, yêu cầu các anh phải rời khỏi đây ngay!

Phía Trung Quốc vẫn đáp trả như câu trước. Trước thái độ ngoan cố và khiêu khích, anh em ngành giám lộ chúng tôi phải căng mắt suốt đêm nhận tín hiệu và đáp trả với tàu chiến Trung Quốc vì đó là nhiệm vụ của ngành chúng tôi. Cuối cùng tàu chiến và tàu đánh cá Trung Quốc cũng rút lui. (còn tiếp)

Lữ Công Bảy

>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 3: Toan tính của Trung Quốc
>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 2: Hoàng Sa ở Hội đồng Bảo an LHQ
>> Hồ sơ ngoại giao Mỹ về Hải chiến Hoàng Sa - Kỳ 1: Bàn cờ nước lớn
>> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 5: Mùa xuân nhớ con anh hùng
>> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 4: Cuộc trở về của Nguyễn Văn Lanh
>> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 3: 1.000 ngày bị địch bắt
>> 25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 2: Anh hùng đất Việt
>> 25 năm hải chiến Trường Sa

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.