Làm gì khi bị loét dạ dày?

31/12/2013 17:30 GMT+7

(TNO) Loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non bị xói mòn. Nếu bị chẩn đoán loét đường tiêu hóa, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau.

(TNO) Loét dạ dày xảy ra khi lớp niêm mạc dạ dày hoặc phần đầu của ruột non bị xói mòn. Nếu bị chẩn đoán loét đường tiêu hóa, bạn có thể áp dụng một số mẹo nhỏ sau.


Hút thuốc lá làm tăng axit trong dạ dày, khiến cơn đau thêm tồi tệ - Ảnh: Shutterstock

Thuốc chống viêm an toàn. Acetaminophen được khuyến khích hơn aspirin, naproxen, ibuprofen và các thuốc khác trong nhóm thuốc kháng viêm không steroid trong việc điều trị loét dạ dày.

Hạn chế đồ uống có cồn và caffein. Nghiên cứu cho thấy rượu và cafein có tác dụng kích thích dạ dày và ruột non, có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu và viêm. Ngoài ra, chúng cũng là nguyên nhân làm tăng nồng độ axit trong dạ dày khiến tình hình thêm trầm trọng.

Bỏ thuốc lá và tránh khói thuốc. Các hóa chất trong khói thuốc lá có thể làm suy yếu niêm mạc dạ dày, kích thích vết loét cũ hoặc thậm chí gây thêm vết loét mới. Khói thuốc lá còn là tác nhân làm tăng axit dạ dày, có thể gây kích ứng cho vết loét. Theo nghiên cứu của Viện Chăm sóc sức khỏe Mỹ, khói thuốc lá là thủ phạm làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

Lựa chọn thực phẩm. Bệnh nhân bị loét dạ dày, tá tràng nên tránh chế độ ăn giàu thịt đỏ, thức ăn chiên xào hoặc các loại thực phẩm béo.

Chế độ ăn thiên về các thực phẩm này có xu hướng dẫn đến kích thích thêm vết loét và làm tăng nồng độ axit trong dạ dày. Chế độ ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt và các loại thực phẩm giàu chất xơ được khuyến cáo nhằm giúp kiểm soát việc sản xuất axit trong dạ dày.

Ăn uống đều đặn. Bệnh nhân bị loét đường tiêu hóa tránh ăn nhiều. Cách tốt nhất là chia nhỏ bữa ăn hằng ngày và ăn theo lịch trình cố định để không tác động việc sản xuất axit trong dạ dày, nguyên nhân gây nên những vết loét. Chế độ ăn cần đúng giờ đúng bữa, không ăn quá khuya.

Mang theo thuốc. Cần mang theo thuốc nếu bác sĩ xác định nguyên nhân loét dạ dày ở bạn là do vi khuẩn Helicobacter pylori (H.pylori). Vi khuẩn này thường xuất hiện ở niêm mạc của dạ dày và phần đầu của ruột non.

H.pylori có thể làm hỏng lớp chất nhầy của dạ dày và phần đầu của ruột non làm cho dạ dày dễ bị viêm nhiễm. Lớp chất nhầy không được sản sinh thêm thì các axit sản xuất ra sẽ ăn mòn lớp niêm mạc nhạy cảm dẫn đến loét dạ dày.

Theo Wikihow, 70 - 90% trường hợp loét có liên quan đến sự hiện diện của vi khuẩn này. Vì lý do đó, hãy đảm bảo luôn mang theo bên mình những liều kháng sinh cần thiết có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn H.pylori để cắt đứt cơn đau.

Giảm căng thẳng. Căng thẳng cũng được xem là nguyên nhân làm tăng thêm tình trạng đau dạ dày. Mối tương quan này đã được một số nghiên cứu khoa học chứng minh. Vì vậy, muốn giảm bớt tình trạng viêm loét, cần tránh những yếu tố gây căng thẳng trong cuộc sống.

Ngọc Khuê

>> Đau dạ dày có kiêng vitamin C?
>> Thực phẩm cho người đau dạ dày
>> Thực phẩm nên tránh ở người đau dạ dày
>> Đau dạ dày không ăn dưa muối
>> Đẩy lùi cơn đau bao tử
>> Dùng trà chanh có đau bao tử?
>> Ăn, uống gì để không đau bao tử?
>> Để trị chứng đau bao tử
>> Hôi miệng do vi khuẩn gây đau bao tử

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.