Lupus ban đỏ hệ thống

18/12/2013 09:46 GMT+7

Tôi năm nay 24 tuổi (nữ). Cách đây 6 tháng tôi bị đỏ hai gò má và đau các khớp tay chân, sạm da. Tôi đi khám bệnh, bác sĩ nói bị bệnh Lupus gì đó. Khi tôi uống thuốc thì bệnh giảm, hết thuốc thì bệnh lại. Xin hỏi bác sĩ bệnh tôi điều trị có hết không? Nguyên nhân do đâu? Ngoài uống thuốc tôi có kiêng cử trong ăn uống hay kiêng cử gì khác nữa không? Xin cảm ơn. (nguyenthiloa…@gmail.com)

Tôi năm nay 24 tuổi (nữ). Cách đây 6 tháng tôi bị đỏ hai gò má và đau các khớp tay chân, sạm da. Tôi đi khám bệnh, bác sĩ nói bị bệnh Lupus gì đó. Khi tôi uống thuốc thì bệnh giảm, hết thuốc thì bệnh lại. Xin hỏi bác sĩ bệnh tôi điều trị có hết không? Nguyên nhân do đâu? Ngoài uống thuốc tôi có kiêng cử trong ăn uống hay kiêng cử gì khác nữa không? Xin cảm ơn. (nguyenthiloa…@gmail.com)

Ths-BS Trịnh Kiến Trung, Chuyên khoa Nội xương cơ khớp - Bộ môn Nội Trường ĐH Y Dược Cần Thơ, Phòng khám Nội xương cơ khớp Y - Nha khoa Vạn Phước.

Thưa chị, Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh đòi hỏi quá trình điều trị lâu dài, bao gồm điều trị các đợt tiến triển và điều trị phòng các đợt tái phát bệnh. Chú ý theo dõi định kỳ, thường xuyên, điều chỉnh thuốc kịp thời, phù hợp. Trong những đợt tiến triển cấp cần phân biệt với tình trạng nhiễm khuẩn bội nhiễm. Điều trị cấp cứu phải đặt ra cho các trường hợp bệnh nặng và cần lưu ý tác dụng phụ của thuốc điều trị.

Nguyên nhân chính xác của bệnh chưa rõ, song được cho là hậu quả của sự tác động qua lại giữa các yếu tố di truyền, nội tiết, môi trường sống. Cơ chế trung gian là tình trạng rối loạn đáp ứng miễn dịch với sự có mặt của các tự kháng thể và phản ứng tăng nhạy cảm chậm qua trung gian tế bào, dẫn đến quá trình viêm và tổn thương tổ chức. Các yếu tố môi trường có thể liên quan đến việc khởi phát bệnh hoặc đợt tiến triển của bệnh như tia cực tím (tiếp xúc với ánh nắng), thuốc, nhiễm trùng, nhiễm virus, nhiễm độc, stress, làm việc quá sức. Các yếu tố dịch thể có thể có liên quan tới đợt tiến triển của bệnh như hormon estrogen, thuốc tránh thai, cho con bú (tăng tiết prolactin).

Ngoài vấn đề dùng thuốc, chị cần:

- Tránh tiếp xúc tia cực tím (ánh nắng mặt trời): sử dụng kem chống nắng; hạn chế ra ngoài nắng, mặc quần áo dài tay, đội mũ, che mặt khi ra ngoài nắng.

- Tránh các hoạt động thể lực và tập luyên nặng.

- Chế độ ăn giảm mỡ động vật, tăng các thức ăn giàu mỡ cá; bỏ hút thuốc lá; bổ sung canxi, vitamin D, folat.

- Phòng tránh nhiễm khuẩn: có các biện pháp vệ sinh chung trong sinh hoạt. Xem xét tiêm vắc xin phòng cúm và viêm phổi.

Chuyên mục do Y - Nha khoa Vạn Phước
(số 307F Nguyễn Văn Linh, P.An Khánh, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) tài trợ.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, bạn đọc có thể gửi email, thư tín về chuyên mục theo địa chỉ: vanphuocclinic@gmail.com, bacsicuaban.tn@gmail.com hoặc Y - Nha khoa Vạn Phước để được giải đáp và tư vấn.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.