Nguy hiểm của tăng và hạ huyết áp

11/12/2013 16:55 GMT+7

(TNO) Tăng huyết áp là một thuật ngữ y tế chỉ bệnh cao huyết áp, còn hạ huyết áp là huyết áp thấp, và cả hai đều rất nguy hiểm.

Nguy hiểm của tăng và hạ huyết áp
Huyết áp cao hoặc thấp đều nguy hại đến sức khỏe - Ảnh: Shutterstock

Huyết áp cao

- Các triệu chứng của tăng huyết áp bao gồm, mờ mắt, mệt mỏi, đau đầu, nôn mửa. Nếu không được phát hiện sớm, về lâu dài dễ dẫn đến đột quỵ, suy tim, suy thận.

- Cao huyết áp có thể được loại bỏ bằng việc giảm cân, thực hiện thói quen tập thể dục và áp dụng chế độ ăn thấp natri.

- Huyết áp quá cao có thể gây vỡ mạch máu và dẫn đến hiện tượng chảy máu trong não, hay còn gọi là xuất huyết đột quỵ.

- Yếu tố nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp bao gồm căng thẳng, thuốc lá, rượu bia, cholesterol cao, thiếu vận động và thừa cân.

Huyết áp thấp

- Hạ huyết áp đi kèm với các triệu chứng chóng mặt, nhức đầu, đau ngực, khó thở, buồn nôn, tim đập nhanh; và dễ dẫn đến hiện tượng xuất huyết, thiếu máu, suy tim sung huyết, nhiễm trùng máu và các vấn sức khỏe khác.

- Khi bị tụt huyết áp nhiều lần, hệ thống thần kinh bị suy giảm chức năng, cơ thể không tự kịp điều chỉnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy cho các cơ quan có chức năng sống còn như não, tim, thận gây tổn thương các cơ quan này.

- Hạ huyết áp thường đòi hỏi cần phải kiểm soát lượng đường trong máu kết hợp với việc dùng thuốc bổ sung.

- Đối phó với hạ huyết áp bằng việc nghỉ ngơi, ăn uống điều độ và vận động thường xuyên.

Huyết áp thay đổi tự nhiên theo tuổi tác

Trẻ sơ sinh và trẻ em thường có huyết áp thấp hơn so với người lớn. Thời gian trong ngày cũng ảnh hưởng đến huyết áp, cao nhất vào buổi sáng và thấp nhất vào ban đêm và trong khi ngủ. Theo Penmai, trong hầu hết các trường hợp, cả tăng và hạ huyết áp có thể được ngăn ngừa và điều trị.

Ngoài các nguyên nhân gây tăng và hạ huyết áp như kể trên, mỗi điều kiện còn có một số tác nhân khác, bao gồm: nhịp tim bất thường, tổn thương cơ tim, rối loạn van tim, thuyên tắc phổi, xuất huyết quá nhiều hoặc ra mồ hôi, sốc nhiễm trùng, đi tiểu nhiều, tiêu chảy hoặc các phản ứng phụ của một số loại thuốc nhất định (thuốc tránh thai, đặc biệt là những thuốc có chứa estrogen có thể làm tăng huyết áp hoặc các thuốc co mạch máu, thuốc có tác dụng phụ giữ muối, nước...).

Ngọc Khuê

>> Tham gia hoạt động từ thiện giảm nguy cơ tăng huyết áp
>> Thời tiết lạnh có thể làm tăng huyết áp
>> Tăng huyết áp khi mang thai ảnh hưởng não trẻ
>> 25% người trưởng thành bị tăng huyết áp 
>> 5 dưỡng chất chống cao huyết áp
>> Cao huyết áp ở trẻ gia tăng
>> Dưỡng chất chống cao huyết áp
>> Gạo lứt giúp chống tiểu đường và cao huyết áp
>> Cao huyết áp khiến não sớm lão hóa
>> Ngủ ngáy liên quan chứng cao huyết áp ở thai phụ
>> 40% người trưởng thành cao huyết áp

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.