Nỗi đau tai nạn giao thông - Kỳ 2: Những chuỗi ngày ác mộng

06/12/2013 11:40 GMT+7

(TNO) Đau đớn, vô tư hồn nhiên như những đứa trẻ, đó là hình ảnh thường thấy đối với những nạn nhân tai nạn giao thông (TNGT) may mắn thoát khỏi tay "thần chết". Với họ, sống mà cũng như đã chết. Thế nhưng, đối với người thân của họ, đặc biệt là những ông bố, bà mẹ, đó lại là một chuỗi ngày đau đớn và cam chịu.

>> Nỗi đau tai nạn giao thông - Kỳ 1: Ám ảnh 'thần chết' trên đường

 Bệnh nhân 1
Bà Dung bên con trai đang điều trị tại Bênh viện Điều dưỡng phục hồi chức năng. Hiện anh Trung vẫn chưa nói được - Ảnh: H.Minh

 Bệnh nhân 2
Ông Tám túc trực lo cho con trai bị tai nạn giao thông nằm tại Khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh: H.Minh

Nằm trên giường bệnh của Bệnh viện (BV) Điều dưỡng phục hồi chức năng (TP.HCM), Trung (19 tuổi, ở Bà Rịa - Vũng Tàu) oặt người lại, thỉnh thoảng lại đưa tay ra kêu “mẹ” như một đứa trẻ tập nói. Kể từ buổi tối định mệnh khi TNGT ập đến, sự sống của Trung và gia đình như quá mong manh.

Những ngày ác mộng

Buổi tối 17.6, sau khi nhóm bạn chơi chung ra về, Trung nhận chở một bạn về nhà, sau đó Trung quay xe về. Được nửa đường thì Trung bị một chiếc xe đâm thẳng vào người, nằm bất động.

Khi vào phòng cấp cứu, Trung đã bị dập não, dập hai lá phổi, xuất huyết... Trung được chuyển lên BV Chợ Rẫy ngày 22.6 điều trị, đến 22.7 thì chuyển qua BV Điều dưỡng phục hồi chức năng.

 

Bà Dung kể, bà đã bán hết nhà cửa để lo điều trị cho Trung. Giờ trong tình cảnh vô gia cư, bà chưa biết ở đâu. Chìa tờ giấy nhàu nhĩ có ghi tên các cơ sở từ thiện, bà bảo: “Ra viện tôi phải tìm một chỗ tá túc để còn chăm em nó chứ nhà không còn nữa, biết đi đâu được?".

Bà Dung (50 tuổi), mẹ Trung, kể rằng Trung đã nằm hôn mê gần tháng trời, mặc dù giờ đã biết cười, nhưng người còn yếu, chưa thể đi.

Ngày trước, Trung chăm làm việc lắm, đỡ đần cho bà Dung rất nhiều. Giờ thì Trung nằm trên giường bệnh, người mềm oặt, thỉnh thoảng đưa tay ra kêu bập bẹ “mẹ” như một đứa trẻ. 

Suốt hơn 5 tháng chuyển từ BV này qua BV khác, Trung chỉ có thể kêu được một vài tiếng "mẹ" khó nhọc và đưa tay níu vào thành giường.

Thời gian quá dài mà tiền thuốc, tiền nằm viện không đếm xuể. Bà Dung kể, bà đã bán cả nhà cửa để lo cho Trung.

Giờ trong tình cảnh vô gia cư, bà Dung chưa biết sẽ ở đâu. Chìa tờ giấy nhàu nhĩ có ghi tên các cơ sở từ thiện, bà bảo: “Ra viện tôi phải tìm một chỗ tá túc để còn chăm em nó chứ nhà không còn, biết đi đâu được?”.

Ở Khoa Ngoại, BV Điều dưỡng phục hồi chức năng có rất nhiều nạn nhân bị TNGT nằm viện đến 2 - 3 tháng, và sau đó là quãng thời gian dài đằng đẵng, mong chờ sự phục hồi

Một điều dưỡng của khoa cho biết có những bệnh nhân TNGT nằm một chỗ quá lâu lại bị thêm các bệnh lý khác như viêm phổi… rồi gia đình kiệt quệ, bệnh không thuyên giảm, sau đó thì tử vong.

 
Những nỗi đau do tai nạn giao thông gây ra luôn để lại những nỗi đau dai dẳng - Ảnh: Đức Huy

“Nhiều bệnh nhân mặc dù đã cố gắng tập vật lý trị liệu và điều trị bằng thuốc nhưng vẫn không thể phục hồi, không thể lao động, họ trở thành gánh nặng cho gia đình”, người điều dưỡng trên cho biết.

Những ông bố, bà mẹ vì con

Tại Khoa Ngoại thần kinh, BV Chợ Rẫy, rất nhiều nạn nhân TNGT phải đối mặt với những hậu quả nặng nề. 

Khoảng 7 giờ tối cuối tháng 9, anh Ngô Minh Vương (25 tuổi, Tiền Giang) đang đi ra nhà ông cậu để chở thịt. Sáng trưa chiều tối đều đi chừng đó đoạn đường, nhưng tối đó, một người đàn ông ngà ngà hơi men từ trong hẻm chạy ra, vì quá bất ngờ nên hai xe đã tông vào nhau.

Hậu quả là Vương bị chấn thương sọ não còn người đàn ông kia thì bị gãy chân.

 

Anh Phạm Nhật Tài làm bác sĩ siêu âm tại BV Từ Dũ đã được 3 năm. Tài là con lớn trong gia đình, đứng ra gánh vác chuyện phụ giúp ba mẹ để nuôi các em.

Vậy mà, giờ nằm trên giường bệnh, anh Tài không thể nói được, chỉ thỉnh thoảng mỉm cười để đáp trả những lời hỏi thăm của bạn bè.

Ông Ngô Văn Tám (50 tuổi), cha của Vương kể, vợ chồng ông chỉ sinh được một người con trai nên khi nghe tin con gặp nạn, vợ ông ngất lên ngất xuống. Ông gắng dằn lòng để chạy tiền đủ mọi nơi hòng cứu con.

Từ ngày Vương vào BV Chợ Rẫy, đêm nào ông cũng thức trắng. Gần 3 tháng điều trị đã trôi qua, Vương vẫn nằm đấy với di chứng xuất huyết não chưa biết khả năng phục hồi sẽ thế nào.

“Hồi xưa nó gần 60 kg, giờ hên lắm cũng chỉ chừng 45 kg, nhìn con nằm đó mà xót xa quá”, ông Tám nói.

Ông còn kể, trước đây Vương khỏe mạnh, mỗi tháng làm được 2,5 triệu đồng, Vương chỉ cất 500.000 đồng, còn lại đưa hết cho mẹ để lo cho gia đình.

Cũng giống như Vương, bác sĩ Phạm Nhật Tài (29 tuổi, ở TP.HCM) đang đối mặt với những hậu quả nặng nề.

Ngày 29.8, trên đường đi làm về, anh Tài bị một xe máy khác tông khi đang lưu thông ở một con đường thuộc Q.3. Sau đó, anh Tài được chuyển đến BV Nhân dân Gia Định rồi chuyển qua BV Chợ Rẫy trong tình trạng bị chấn thương sọ não.

Anh Tài nằm ở BV Chợ Rẫy hơn tháng, cả gia đình thấp thỏm lo cho tính mạng của con. Một tháng sau khi chuyển qua BV Điều dưỡng phục hồi chức năng, anh Tài lại phải quay lại BV Chợ Rẫy để tiếp tục chữa trị và giờ anh vẫn trong tình trạng liệt nửa người.

Ngồi bên giường bệnh chăm con, ông Nhân, cha anh Tài, cho biết Tài làm bác sĩ siêu âm tại BV Từ Dũ đã được 3 năm. Tài là con lớn trong gia đình, đứng ra gánh vác chuyện phụ giúp ba mẹ để nuôi các em.

Vậy mà, giờ nằm trên giường bệnh, anh Tài không thể nói được, chỉ thỉnh thoảng mỉm cười để đáp trả những lời hỏi thăm của bạn bè.

Tuổi xuân đang phơi phới, bao ước mơ hoài bão còn đang phía trước, nhưng giờ đây, anh Tài phải kéo dài cuộc sống đằng đẵng ở BV.
 
“Giờ tôi chỉ mong muốn Tài tỉnh hẳn để có thể sinh hoạt bình thường, vậy mà còn khó quá, nói gì đến chuyện mong nó ổn định, đi làm lại được”, ông Nhân nghẹn lời. (còn tiếp)

Hà Minh

 >> Cấm xe máy ở các đô thị lớn sẽ giảm tai nạn giao thông?
>> Cầu siêu cho nạn nhân tai nạn giao thông
>> Khởi tố vụ tai nạn giao thông khiến 3 người chết, 28 người bị thương
>> Rùng mình từ những vụ tai nạn giao thông khủng khiếp ở Khánh Hòa
>> Tai nạn giao thông thảm khốc ở Khánh Hòa, 11 người chết 

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.